Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nỗ lực đưa Việt Nam thành cường quốc nông nghiệp trong tương lai
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bí thư Thành ủy Thành ủy Hồ Chí Minh Đinh La Thăng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, cùng lãnh đạo nhiều ban, bộ ngành Trung ương; lãnh đạo 20 địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp đã tham dự và đối thoại với hơn 500 doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học tại diễn dàn hết sức cởi mở và thẳng thắn này.
Đưa nông nghiệp thành ngành kinh tế có giá trị vượt trội
Là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện, trực thuộc Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam mới thành lập từ tháng 9-2016, DAA Việt Nam quy tụ và liên kết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp với mục tiêu tìm ra các giải pháp công nghệ hiệu quả nhất thúc đẩy nâng cao năng lao động, chất lượng sản phẩm hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao.
Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch DAA Việt Nam, Câu lạc bộ mong muốn đưa ra cách làm mới trong nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết giá trị, doanh nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân. Cách làm mới này sẽ góp phần thay đổi ngành nông nghiệp Việt Nam từ sản xuất truyền thống sang “nông nghiệp công nghệ cao”, từ ngành có giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng thấp sang ngành có giá trị vượt trội so với các ngành công nghiệp truyền thống và hình thành một chuỗi giá trị nông nghiệp hiệu quả cạnh tranh cùng các sản phẩm có chất lượng.
Để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp xanh, tại hội nghị, DAA Việt Nam đã giới thiệu đề án ứng dụng công nghệ số trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm: “Sử dụng tem thông minh DAA STAMP truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng Thực phẩm an toàn”. Dự án này sẽ giúp cơ quan chức năng kiểm soát chất lượng đầu vào của chuỗi sản xuất như: phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật. Người tiêu dùng hoàn toàn dễ dàng biết nguồn gốc thực phẩm mình lựa chọn và giúp doanh nghiệp không bị đánh đồng sản phẩm chất lượng cao với sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Cải tổ chính sách về nông nghiệp
Những chia sẻ tại hội nghị cũng chính là những kinh nghiệm thành công thông qua các bài học thực tiễn từ chính các hội viên của DAA Việt Nam. Chẳng hạn như mô hình sản xuất tôm giống ứng dụng công nghệ cao của Công ty TNHH Đầu tư Thủy Sản Nam Miền Trung; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa, giống hoa của Công ty Cổ phần rừng hoa Đà Lạt; đưa công nghệ cao kết hợp phát huy điều kiện thổ nhưỡng đặc trưng trong sản xuất rau sạch, giá trị cao của công ty An Phú…
Nổi bật qua các phiên thảo luận tại hội nghị, hàng loạt vấn đề vốn là rào cản tăng trưởng kinh tế nông nghiệp từ lâu nay đã được xới xáo, phân tích, trao đi, đổi lại và được đại diện các doanh nghiệp “chất vấn”, đề xuất, đặt câu hỏi trực tiếp tới người đứng đầu Chính phủ và “tư lệnh” các lĩnh vực, nhất là nông nghiệp, công thương, ngân hàng và các địa phương. Đáng chú ý, trong số này có những đề xuất quan trọng về “cải tổ” chính sách nhằm "cởi trói" để đưa nông nghiệp hữu cơ lên “bệ phóng” phát triển trong thời gian tới.
Một tín hiệu đáng mừng từ hội nghị cho thấy, các doanh nghiệp thành danh trên nhiều lĩnh vực như: công nghiệp cơ khí, bất động sản, công nghệ thông tin bày tỏ mong muốn và khẳng định sẽ bắt tay đầu tư vào phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó có những dự án lớn đầu tư vào trồng lúa. Các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ "cởi trói" về đất đai; giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp và người dân để có điều kiện khai tác tốt hơn nguồn đất sản xuất. Các doanh nghiệp cũng mạnh dạn kiến nghị Chính phủ cho ra đời một gói tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn tương tự như gói tín dụng 30 ngàn tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp và đặc biệt phải có chính sách ân hạn để phòng ngừa rủi ro mùa màng cho người nông dân.
Nghiên cứu gói tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao
Phát biểu tại hội nghị, đề cập đến 3 lợi thế so sánh của nền kinh tế đất nước là nông nghiệp hữu cơ, công nghệ thông tin và du lịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao ý nghĩa của hội nghị trong việc thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp sạch, hữu cơ. Thủ tướng nhìn nhận, đây là hội nghị mở đầu hướng đến sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam và hy vọng hội nghị sẽ mở ra một chương mới cho kinh tế nông nghiệp đất nước thời gian tới.
Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Việt Nam có khát vọng nỗ lực phấn đấu vươn lên, từng bước đứng vào đội ngũ cường quốc nông nghiệp trên thế giới, nông nghiệp Việt Nam phải trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao có vị thế quan trọng trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Từ nền tảng đó, thúc đẩy những ngành khác như: công nghiệp chế biến, thực phẩm, sản xuất máy móc và phát triển các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam.
Gửi đến hội nghị thông điệp của Chính phủ, liên quan đến đề xuất của DAA Việt Nam về mô hình phát triển các Khu tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao, Thủ tướng cho biết, nếu DAA có đủ điều kiện thành lập, duy trì Khu tổ hợp này, Chính phủ hoàn toàn nhất trí và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để DAA triển khai ý tưởng này. Song, Thủ tướng nêu rõ, không phải chỉ có địa phương được quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao mới được phép đầu tư sản xuất vào lĩnh vực này mà mọi nông dân Việt Nam bất kể vùng miền, quy mô nào đều được khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên việc này không nên làm theo phong trào mà cần có hiệu quả, bền vững, phải coi đây là một xu hướng phát triển của đất nước, Thủ tướng lưu ý.
Trao đổi với các doanh nghiệp tại hội nghị, Thủ tướng trăn trở: Hiện nay, số lượng doanh nghiệp làm nông nghiệp trên cả nước mới chỉ có 4 ngàn trong tổng số 600 ngàn doanh nghiệp. Theo Thủ tướng, muốn làm nông nghiệp thành công thì phải đưa doanh nghiệp vào nông nghiệp, Thủ tướng kỳ vọng qua các hội nghị này sẽ ngày càng có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp trên cả nước tham gia phát triển nông nghiệp. Để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp trong nông nghiệp, Thủ tướng cho rằng cần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các hợp tác xã và sớm chuyển đổi mô hình hoạt động của 3,5 triệu hộ kinh doanh cá thể, nhất là ở nông thôn để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Giải đáp kiến nghị về việc hình thành một gói tín dụng để hỗ trợ phát triển ứng dụng nông nghiệp hữu cơ, Thủ tướng cho rằng đề xuất này là cần thiết và chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu một gói tín dụng 50 - 60 ngàn tỷ đồng với cơ chế vay thuận lợi và cho nhiều ngân hàng thương mại triển khai để phù hợp với nguyên tắc cạnh tranh của kinh tế thị trường; đồng thời hạn chế tiêu cực và nâng cao chất lượng tín dụng.
Thủ tướng cũng tán thành với đề xuất xây dựng hàng rào kỹ thuật phù hợp để bảo vệ nhập khẩu hàng trong nước, tránh nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp tràn lan, gây rối loạn thị trường.
Về những hạn chế liên quan đến hạn điền đang "trói buộc" sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan tổng hợp trình Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền để sớm sửa đổi, khắc phục.
Đi liền với đó, Thủ tướng cũng đề nghị hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng tiềm năng và lợi thế so sánh.
“Phải sử dụng đất đai hiệu quả nhất để thực hiện chủ trương đưa doanh nghiệp vào nông nghiệp”, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cho biết, Chính phủ đang nghiên cứu thành lập thí điểm ngân hàng về quỹ đất và xem xét thành lập thị trường sử dụng đất để nâng cao hiệu quả lĩnh vực này; đi cùng với đó là phát triển thêm một số quỹ bảo hiểm nông nghiệp để hỗ trợ nông dân.
Thủ tướng cũng đề nghị ứng dụng mạnh mẽ các phương tiện kết nối phi truyền thống, thành tựu công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, kết nối nông dân với thị trường trong và ngoài nước.
Giải đáp thắc mắc của các đại biểu tại hội nghị và kêu gọi doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, lãnh đạo các bộ, ngành đều khẳng định mục tiêu hình thành vùng kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị cao phải dựa vào hạt nhân chính là các hợp tác xã và đặc biệt là đội ngũ doanh nghiệp đông đảo của cả nước làm cơ sở để hàng nông sản Việt Nam ngày càng vươn ra khu vực và thế giới./.
Ông Obama nêu điều kiện sử dụng vũ khí không gian mạng chống Nga  (18/12/2016)
Phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa  (18/12/2016)
Các nỗ lực tăng cường phòng, chống HIV/AIDS  (18/12/2016)
Đa số người dân Thái Lan bi quan về thực trạng nền kinh tế  (18/12/2016)
Trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến  (18/12/2016)
Thủ tướng Chính phủ: Phải trở thành chính quyền đối thoại  (18/12/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên