Bộ Công Thương: Tập trung giữ vững tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, năm 2009, ngành Công Thương đặt mục tiêu công nghiệp tăng trưởng 16%, xuất khẩu tăng 13%. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2009 diễn ra ngày hôm nay (31-12), Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết: Bộ sẽ tập trung đẩy nhanh các dự án trọng điểm và mở thêm nhiều thị trưởng xuất khẩu. | ||
Thưa Bộ trưởng, năm 2008 xuất khẩu đạt 63 tỉ USD do có lợi thế giá tăng cao, sang năm 2009 yếu tố thuận lợi này không còn, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 13% liệu có khả thi? Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Năm 2008, xuất khẩu tăng trưởng khá, tăng gần 30%. Trong đó, yếu tố về giá cũng có tác động, nhưng yếu tố về lượng cũng quan trọng chiếm tới hơn 50%. Trong bối cảnh 2009 nhiều khó khăn, việc tăng trưởng xuất khẩu ở tốc độ cao là khó, đây là thực tế bởi giá cả nhiều loại mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, cao su, cà phê giảm mạnh. Còn về lượng, nhiều sản phẩm đã đến trần như xuất khẩu gạo ở ngưỡng 4 triệu đến 4,5 triệu tấn, cà phê cũng chỉ 1 triệu tấn, bên cạnh đó năm 2009 lượng dầu thô xuất khẩu giảm bởi phải dành một phần cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 2009 rõ rằng gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên ngành Công Thương đặt ra yêu cầu cố gắng ở mức cao nhất để thực hiện. Nhiều thị trường dự báo sẽ giảm đáng kể khả năng tiêu thụ vậy các thị trường chúng ta tập trung hướng tới là những thị trường nào? Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Tiếp tục quán triệt phương châm đa dạng hóa thị trường, các thị trường chủ lực của ta năm 2009 vẫn là thị trường châu Á (Nhật bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), châu Âu chủ yếu là EU, Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Ca-na-đa),... Tiếp tục khai thác và thâm nhập một số thị trường truyền thống như Nga, Đông Âu hoặc thị trường mới như Trung Đông, Mỹ La-tinh, châu Phi. Với Châu Phi, dự báo tình hình phát triển kinh tế tại khu vực này có thuận lợi ở một số thị trường và không có đột biến trong chính sách thương mại, đòi hỏi ở thị trường này không quá khắt khe, vì vậy đây là thị trường rất tiềm năng cho Việt Nam, năm 2009 phấn đấu xuất khẩu vào thị trường này tăng 89% so với 2008. Khu vực thị trường Châu Mỹ mặc dù ảnh hưởng khủng hoảng tài chính, dự báo xuất khẩu sẽ giảm nhưng dự kiến các mặt hàng xuất khẩu cũng vẫn tăng 13% so với 2008. Thưa Bộ trưởng, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, Bộ có kế hoạch giải pháp cụ thể như thế nào? Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Chính phủ đã cho phép hỗ trợ xuất khẩu, tất nhiên hỗ trợ trong khuôn khổ phù hợp với cam kết WTO. Bộ Công Thương đang cùng Bộ Tài chính xây dựng đề án này, trong tháng 1/2009 sẽ ban hành cơ chế đó. Đồng thời trình Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức và triển khai hình thức bảo hiểm xuất khẩu, đổi mới xúc tiến thương mại. Bộ cũng sẽ sớm thúc đẩy ký Hiệp định FTA giữa ASEAN với Ô-xtrây-li-a, Niu Di Lân - Ấn Độ để tạo thụân lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục cải cách thủ tục hành chính ví dụ như thủ tục hải quan, thuế… Còn nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công Thương năm 2009 trong lĩnh vực công nghiệp, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Tập trung tháo gỡ các khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực sản xuất và mở rộng thị trường để đáp ứng các sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế, ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu trong nước, đưa các công trình trọng điểm sớm vào sản xuất như nhà máy lọc dầu Dung Quất, các nhà máy điện, phân bón DAP ..., qua đó tăng năng lực sản xuất công nghiệp nói chung. Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm tới công nghiệp hỗ trợ, đây là khâu yếu của chúng ta, sẽ có biện pháp cụ thể để khắc phục trong năm 2009. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi dành cho các sản phẩm cơ khí trọng điểm, các dự án trọng điểm của ngành cơ khí, điện tử, chế tạo máy. Công nghiệp năm 2009 tuy có khó khăn nhưng cũng sẽ có những thụân lợi, nhiều cơ sở sản xuất mới sẽ đi vào họat động phát huy tác dụng ngay những tháng đầu năm 2009, chúng ta khắc phục được khó khăn, vượt qua những thử thách trong năm 2009. Xin cảm ơn Bộ trưởng./. |
Xem “Tiếng cồng định mệnh”, bàn về phim truyện sử thi - anh hùng ca  (31/12/2008)
Một số vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội năm 2008  (31/12/2008)
Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay  (31/12/2008)
Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa chính trị  (31/12/2008)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đạt mức tăng trưởng 52,2%  (31/12/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay