Một số vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội năm 2008
Sáng 31-12-2008, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2008. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Hòa đã thông báo một số vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội năm 2008.
Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội nước ta trong năm 2008 được thực hiện trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường. Sự lên xuống thất thường của giá dầu thô, diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong năm qua. Nhờ sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất của Đảng và Nhà nước cùng sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân, các bộ, ngành, các tập đoàn kinh tế..., nền kinh tế nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát, an sinh xã hội được đảm bảo, nhiều vấn đề xã hội bức xúc được giải quyết.
1- Tăng trưởng kinh tế:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2008 tính theo giá so sánh 1994 ước tăng 5,6% so với năm 2007, bao gồm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,4%; lâm nghiệp tăng 2,2%; thủy sản tăng 6,7%.
- Tuy gặp nhiều khó khăn do giá cả đầu vào tăng nhanh, đặc biệt giá dầu không ổn định nhưng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính vẫn tăng 14,6% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế nhà nước tăng 4%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 18,8%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,6%, trong đó dầu khí giảm 4,3%.
- Hoạt động dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước tính tăng 31% so với năm 2007, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 20,4%; kinh tế cá thể tăng 32,2%, kinh tế tư nhân tăng 34,3%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,9%. Xét theo ngành kinh doanh, thương nghiệp tăng 31,5%; khách sạn, nhà hàng tăng 26,2%; dịch vụ tăng 31,3% và du lịch tăng 41,8%.
- Hoạt động bưu chính - viễn thông tiếp tục phát triển, nhất là dịch vụ viễn thông. Tổng số điện thoại cố định của cả nước tính đến hết tháng 12-2008 là 13,1 triệu thuê bao, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường internet tiếp tục phát triển.
- Số khách quốc tế đến nước ta năm 2008 ước tính đạt 4,3 triệu lượt người, tăng 0,6% so với năm trước, trong đó khách đến với du lịch, nghỉ dưỡng là 2,6 triệu lượt người, tăng 1%; đến vì công việc là 844,8 nghìn lượt người, tăng 25,4%. Trong tổng số khách nước ngoài đến Việt Nam trong năm qua, khách đến từ Trung Quốc đạt 650,1 nghìn lượt người, tăng 13,1%; Mỹ: 417,2 nghìn lượt người, tăng 2,2%; Thái Lan: 183,1 nghìn lượt người, tăng 9,6%; Xin-ga-po 158,4 nghìn lượt người, tăng 14,6%...
2- Kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô
Nhờ xác định rõ các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng lạm phát liên tục tăng cao trong năm 2008, Đảng và Chính phủ đã điều chỉnh và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như thắt chặt tiền tệ, tín dụng, điều chỉnh cơ chế lãi suất, tỷ giá; tiết kiệm chi tiêu ngân sách, sắp xếp lại kế hoạch đầu tư, cắt giảm các dự án đầu tư kém hiệu quả; điều chỉnh thuế quan, khuyến khích xuất khẩu và tăng cường quản lý nhập khẩu, giảm nhập siêu; chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp giảm chi phí sản xuất, chống đầu cơ, tăng cường quản lý thị trường giá cả; tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, cân đối cung - cầu...Nhờ vậy, tình hình thị trường đang từng bước ổn định trở lại.
Tốc độ tăng giá tiêu dùng so với tháng trước của những tháng đầu năm liên tục tăng 2-3%, nhưng đến tháng 7-2008 chỉ còn tăng 1,13% và đến tháng 12-2008 đã giảm được 0,68%. Nhờ kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát nên đã duy trì được sự ổn định các cân đối vĩ mô như cân đối thu chi ngân sách nhà nước, cân đối vốn cho đầu tư phát triển và cân đối cán cân thương mại...
Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2008 ước tính tăng 26,3% so với năm 2007 và bằng 123,8% dự toán năm. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9 % dự toán năm.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao. Tính đến ngày 19-12-2008, cả nước đã thu hút được 64 tỉ USD vốn đăng ký, gấp gần 3 lần năm 2007. Thu hút vốn ODA có nhiều chuyển biến tích cực. Tại Hội nghị tổ chức tại Hà Nội đầu tháng 12-2008, các nhà tài trợ quốc tế cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trên 5 tỉ USD.
- Cán cân thương mại được cải thiện vào những tháng cuối năm. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2008 ước tính đạt 62,9 tỉ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Tám nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, gạo, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính và cà phê. Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam năm 2008 là Mỹ, ASEAN, EU, Nhật Bản.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2008 ước đạt 80,4 tỉ USD, tăng 28,3% so với năm 2007. Nhập siêu hàng hóa đã được kiềm chế và giảm dần từ mức gần 2,2 tỷ USD (tháng 1-2008), xuống còn 500 triệu USD vào tháng 12-2008. Tổng nhập siêu năm 2008 ước tính là 17,5 tỉ USD, bằng 27,8% trị giá xuất khẩu.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu tổng quát được Chính phủ đề ra cho năm 2009, cần tập trung vào những vấn đề quan trọng sau:
- Các cấp, ngành khẩn trương thực hiện đồng bộ và hiệu quả 5 nhóm giải pháp trọng tâm của Chính phủ nhằm ngăn chặn sự suy giảm và duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
- Có chiến lược và giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài ở thị trường trong nước; củng cố hệ thống phân phối, khắc phục những điểm hạn chế của hệ thống này để đối phó với việc mở cửa dịch vụ phân phối cho các doanh nghiệp nước ngoài, bắt đầu từ 1-1-2009.
- Nghiên cứu và tận dụng các yếu tố thuận lợi trong suy thoái kinh tế toàn cầu để tăng năng lực phát triển kinh tế trong nước, như: nhập thiết bị công nghệ với giá rẻ, thuê chuyên gia kỹ thuật nước ngoài; tận dụng cơ hội giá vật tư, thiết bị đang giảm xuống mức thấp để cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công nghệ...)
- Triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Đề án về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy, khóa X phê duyệt tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008.../.
Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay  (31/12/2008)
Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa chính trị  (31/12/2008)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đạt mức tăng trưởng 52,2%  (31/12/2008)
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 ước đạt khoảng 580 nghìn tỉ đồng  (31/12/2008)
Thị trường bán lẻ Việt Nam trước giờ "G"  (31/12/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên