Bế mạc Ðại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
01:00, ngày 03-08-2010
Tối 2-8, tại khu Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) - Di sản Văn hóa thế giới, Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam phối hợp Bộ Ngoại giao, UBND thành phố Hà Nội, tổ chức bế mạc Ðại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Chương trình "Việt kiều - Tuần văn hóa dân tộc hướng về Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội".
Tới dự có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; các Hòa thượng, Thượng tọa, Ðại đức, Ni trưởng, Ni sư trong Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự T.Ư GHPG Việt Nam, Ban Trị sự Phật giáo các địa phương; đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở T.Ư và Hà Nội, đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế, các tôn giáo và hàng nghìn tăng ni, phật tử.
Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự T.Ư GHPG Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo TP Hà Nội, đọc diễn văn bế mạc nêu rõ: Chương trình Ðại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sau bảy ngày tổ chức cung nghinh Long vị Ðức Vua Lý Thái Tổ, Long vị các vương triều, cung nghinh Giác linh đại Tổ sư có công với đất nước; rước Xá lợi Phật, chân linh các Anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ; đặc biệt là tổ chức các lễ cầu siêu cho các Anh hùng liệt sĩ, lễ hội hoa đăng "Dấu ấn Thăng Long", lễ hội hoa đăng đền đáp tứ trọng ân, cầu quốc thái dân an. Với chủ đề "Hòa điệu văn hóa - khát vọng hòa bình, Bộ Ngoại giao, T.Ư GHPG Việt Nam phối hợp tổ chức cầu truyền hình quốc tế Hà Nội - Viêng Chăn - Pa-ri - UNESCO hướng về Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, để kiều bào và bạn bè quốc tế hiểu biết thêm về một Việt Nam năng động, sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Chương trình Ðại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội góp phần nêu cao truyền thống uống nước nhớ nguồn đối với các thế hệ tổ tiên đã có công xây dựng kiến tạo đất nước, Thủ đô văn hiến Thăng Long - Hà Nội và cầu nguyện nhân dân no ấm, giàu mạnh, an lạc, quốc gia thịnh trị, phú cường, thế giới hòa bình.
Trong dịp này, T.Ư GHPG Việt Nam và Bộ Ngoại giao đã làm lễ trao bài vị chân linh những người tử trận trong chiến tranh Việt Nam đến Ðại sứ quán các nước. Các đại biểu đã dâng hương, niệm Phật, cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình.
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Ðại hội thi đua "Vì An ninh Tổ quốc" lần thứ VI của Bộ Công an (02/08/2010)
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
- Thành phố Đà Nẵng phát huy tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tiên phong, đột phá, phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
- Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay