Nga điều chỉnh chiến lược: Đẩy mạnh hướng Đông
22:36, ngày 07-07-2016
TCCSĐT - Theo giới quan sát, hệ quả của việc Mỹ và phương Tây cấm vận kinh tế, không coi trọng vị thế và lợi ích của Nga trong khu vực và toàn cầu, khiến quan hệ Nga - phương Tây ngày càng xấu đi, thì Nga đã quyết định điều chỉnh chiến lược đẩy mạnh hướng Đông. Tuy nhiên, Nga vẫn khẳng định không muốn đối đầu với Washington, bởi Mỹ vẫn là cường quốc đóng vai trò quan trọng và là đối tác của Nga trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Từ điều chỉnh mục tiêu…
Trên cơ sở khẳng định không thay đổi những phương hướng chung của chiến lược “Chim ưng hai đầu”, Nga luôn sẵn sàng cứng rắn và quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trên cơ sở có thương lượng và bảo đảm cân bằng lợi ích chiến lược của các bên, vì mục đích hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh khu vực và toàn cầu. Theo đó, Nga vẫn chủ trương thiết lập quan hệ với Mỹ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau trên trường quốc tế và ở các khu vực. Nga khẳng định, quan hệ song phương chỉ phát triển theo các nguyên tắc quốc tế và hợp tác, phối hợp hai bên cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Nga khẳng định sẽ tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại theo hướng nỗ lực bảo đảm lợi ích quốc gia bằng các giải pháp hòa bình, tránh đối đầu với Mỹ, NATO và tập trung vào việc tìm kiếm đối tác nhằm phát triển nội lực, tăng cường vị thế của mình trong khu vực và trên trường quốc tế. Việc điều chỉnh chiến lược nhằm hướng tới các mục tiêu cơ bản: Trước hết, tạo mọi điều kiện bên ngoài thuận lợi để hỗ trợ về mặt chính trị và vật chất cho cuộc cải cách trong nước, thu hút vốn đầu tư, khoa học công nghệ, mở rộng hợp tác kinh tế thương mại, trao đổi buôn bán nhằm phát triển các ngành công nghiệp trong nước, đảm bảo giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và nhất là ổn định chính trị. Sau là, bảo đảm cho nước Nga giữ được vị trí xứng đáng trong khu vực và trên trường quốc tế, trước hết là ở các khu vực, lĩnh vực chiến lược quan trọng nhất. Tuy nhiên, mục tiêu chiến lược của Nga cũng có những điều chỉnh theo hướng vừa ưu tiên, đa dạng hóa; vừa linh hoạt, thực dụng phù hợp với những thay đổi của tình hình trong nước, khu vực và cục diện quốc tế; mối quan hệ của các nước lớn cũng như vị thế toàn cầu của Nga.
Đến các giải pháp được đẩy mạnh…
Đẩy nhanh hơn tiến độ xoay trục từ châu Âu - Đại Tây Dương sang châu Á - Thái Bình Dương: Theo giới quan sát, Nga đã có ý tưởng xoay trục sang châu Á từ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ucraina, nhưng chính cuộc khủng hoảng này đã thúc đẩy chính sách đối ngoại của Nga xoay trục nhanh hơn. Trước đó, Điện Kremlin đã nhận ra rằng, khu vực trì trệ nhất của Nga là Vùng Viễn Đông và Nga nhìn thấy cơ hội của việc sử dụng tính năng động của châu Á như một nguồn lực bên ngoài thúc đẩy nền kinh tế Nga. Mâu thuẫn hiện nay với phương Tây đã tạo cơ hội cho Nga mở rộng bài toán địa - kinh tế này thông qua việc đưa yếu tố địa - chính trị vào phương trình cân bằng động.
Tái cân bằng trong quan hệ đối ngoại: Moscow từ lâu đã hy vọng về một sự cân bằng giữa các chính sách đối ngoại với phương Tây và châu Á theo Đại chiến lược “Chim ưng hai đầu”. Hiện Nga đang tìm cách cân bằng mối quan hệ hết sức quan trọng của nước này với Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Brazil và nhóm BRICS. Theo đó, Nga ủng hộ việc đưa Ấn Độ, Pakistan và Iran gia nhập SCO. Tại khu vực Nam Á, Nga xác định 3 trọng tâm: (1) Tăng cường quan hệ với Ấn Độ. (2) Can dự vào công cuộc tái thiết tại Afghanistan. (3) Lôi kéo lực lượng và xây dựng vành đai an ninh tại các nước Trung Á, giảm thiểu hệ lụy của cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan và Pakistan.
Ngoại giao đa dạng và thực dụng: Trước bối cảnh Nga bị Mỹ và phương Tây áp dụng các biện pháp cô lập về chính trị, với phương châm ngoại giao đa dạng và thực dụng, Nga đang có những chính sách mở rộng quan hệ hợp tác tới các đối tác truyền thống, các đối tác không tham gia vào lệnh trừng phạt đối với Nga... Ngoài ra, Nga cũng phát đi thông điệp tới các nước mâu thuẫn với mình về việc Nga sẵn sàng dẹp bỏ những bất đồng, rào cản trong quan hệ để tiến tới mối quan hệ song phương trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi với tất cả các nước trên các châu lục và nhất là các nước châu Á - Thái Bình Dương như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên... Đặc biệt là các cường quốc có thể cùng Nga tạo ra một mặt trận cân bằng hơn trong việc đối phó với Mỹ và phương Tây.
Đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc: Nga chủ trương một thế giới đa cực, mà ở đó một “sân khấu” gồm các siêu cường thay vì sự thống trị toàn cầu của Mỹ. Trong đó, Trung Quốc hiển nhiên là có vai trò quan trọng trong việc đạt được sự cân bằng toàn cầu mới. Nga muốn thấy sự hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ bị suy giảm và đồng cảm với khẩu hiệu: “châu Á dành cho người châu Á”. Thay vì ý tưởng về một châu Âu rộng lớn hơn từ Lisbon đến Vladivostok mà Tổng thống V. Putin đề xuất vào năm 2010, Mỹ và châu Âu sẽ nhìn thấy một ý tưởng mới về một châu Á lớn hơn từ Thượng Hải đến St. Petersburg. Quan hệ Nga - Trung với mục tiêu tuy “ẩn”, nhưng cũng làm giảm sự thống trị toàn cầu của Mỹ là mục tiêu chính trong điều chỉnh chính sách của Nga.
Chính sách phối hợp phòng ngự - tấn công: Nhằm giảm thiểu nguy cơ “sự hình thành một mặt trận phương Tây - Hồi giáo trong đó Nga sẽ bị liên lụy”, giống như ở Syria, Nga ủng hộ mạnh mẽ Damascus và có hành động ngoại giao nhằm ngăn cản những đòn tấn công của phương Tây từ hồi tháng 10-2013. Nga vận dụng phối hợp cả phương thức phòng ngự lẫn tấn công trong các chiến dịch đặc biệt, các hoạt động tình báo và các hoạt động đánh lạc hướng thông tin. Sự kết hợp này được bảo đảm bởi các vũ khí hạt nhân, chiến lược và chiến thuật, vốn luôn là quân chủ bài trong chính sách an ninh của Moscow. Nó nhằm chống lại một mối đe dọa kép: ở phía Tây là NATO và hệ thống phòng thủ tên lửa của họ; ở phía Nam là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan dòng Sunni có khả năng gây bất ổn cho khu vực Caucasus và Trung Á. Crimea trở về Nga đã làm tăng cường khả năng phòng ngự và tấn công của nước này, ngăn cản đối phương tiếp cận không gian Biển Đen, nhưng lại tăng các khả năng vươn tới Trung Đông của Nga.
Chủ động điều chỉnh quan hệ kinh tế: Trước những biện pháp cấm vận của Mỹ và EU đối với Nga, Moscow đang chủ động thay đổi chính sách để khắc phục những khó khăn trước mắt và phát triển kinh tế. Những điều chỉnh chính sách được Nga hướng đến có thể kể ra là: (1) Coi trọng phát triển thương mại với khối Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) và khối các nước BRICS; (2) Chuyển hướng về xuất khẩu khí đốt sang cả Đông và Tây thay vì chỉ thiên về phía Tây như trước đây; (3) Chuyển hướng sang tăng cường hợp tác kinh tế với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xác định thế kỷ XXI là “thời của châu Á”. Nga nhấn mạnh quan hệ mật thiết với Ấn Độ, nhất là lĩnh vực kinh tế, quốc phòng. Hiện nay, 70% khí tài của Ấn Độ do Nga sản xuất. Moscow cung cấp 20 lò phản ứng hạt nhân cho Ấn Độ (43 tỷ USD); hai nước sẽ hợp tác để chế tạo 200 máy bay lên thẳng theo kế hoạch “Made in India”.
Quan hệ giữa Nga với các nước Đông Nam Á cũng đang được đẩy mạnh: Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm 20 năm Quan hệ Đối thoại Nga - ASEAN từ ngày 16-đến ngày 20-5 vừa qua tại Sochi đã nói lên điều đó. Tổng thống Nga V. Putin nhận định: “Những kết quả đạt được là cơ sở nền tảng để đưa các mối quan hệ Nga - ASEAN lên một tầm cao mới về chất của quan hệ đối tác chiến lược”. Về kinh tế - quốc phòng, Nga đã bán tàu ngầm Kilo cho Việt Nam cũng như mong muốn khôi phục sự hiện diện lực lượng Hải quân của mình ở cảng Cam Ranh, muốn có những cuộc tập trận với Việt Nam cả ở trên biển và trên bộ… Nga đang tích cực thúc đẩy phát triển quan hệ với Thái Lan thông qua thảo luận về các dự án đường sắt, các thương vụ bán máy bay quân sự và xe tăng với nước này; Nga và Indonesia hiện đang thảo luận về việc Nga bán thêm máy bay tiêm kích Sukhoi cho Indonesia cùng với việc chuyển giao công nghệ đi kèm…
Và sự tác động…
Cùng với chính sách đẩy mạnh hướng Đông của Nga, sự cạnh tranh địa - chiến lược giữa các nước lớn cũng tác động không nhỏ đến tình hình chính trị - an ninh tại khu vực. Dưới góc độ tích cực, trước hết nó giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước lớn với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra hệ lụy khó lường trong quan hệ khu vực và thế giới. Người ta có thể dễ dàng nhận thấy, một trong những hậu quả chính của cuộc cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ, phương Tây là làm thay đổi sâu sắc hơn các mối quan hệ giữa Nga với Mỹ, châu Âu và tác động đến các nước Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN.
Ở khu vực Nam Á, quan hệ song phương Mỹ - Ấn được khẳng định giữ vai trò then chốt trong chính sách xoay trục của Mỹ. Mỹ và Pakistan cũng đã thiết lập được quan hệ đồng minh, hai bên đã cam kết cùng nỗ lực xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược mới. Quan hệ Trung - Ấn phát triển mạnh hơn. Hai nước cùng chia sẻ điểm đồng về chống biến đổi khí hậu, cải cách toàn diện Liên hợp quốc, chống khủng bố, ủng hộ tiến trình hòa giải và tái thiết Afghanistan, mong muốn cán cân kinh tế thế giới chuyển dịch từ Tây sang Đông và đều là thành viên của nhóm BRICS và nhóm G20.
Quan hệ Trung Quốc - Pakistan tiếp tục phát triển và trở nên khăng khít hơn, trong bối cảnh Trung Quốc đang muốn tranh thủ Pakistan trong việc triển khai sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, mở đường sang Ấn Độ Dương, thiết lập tuyến vận chuyển năng lượng mới và ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố ở phía Tây Trung Quốc, nhất là vùng Tân Cương; trong khi Pakistan cần nguồn vốn lớn và công nghệ của Trung Quốc, hợp tác an ninh, chống khủng bố, củng cố tiềm lực quốc phòng thực hiện “Giấc mơ con hổ châu Á”…
Như vậy, sự điều chỉnh chiến lược của Nga đối với Mỹ và phương Tây liên quan đến khủng hoảng Ucraina được thực hiện tương đối toàn diện trên các mặt từ chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao. Những điều chỉnh này của Nga đang phát huy được những hiệu quả nhất định. Mặc dù Nga vẫn đang bị cô lập về chính trị và chịu ảnh hưởng nặng nề từ các lệnh trừng phạt về kinh tế, nhưng nước này cho thấy được khả năng thích ứng và phát triển của mình.
Với chính sách đối ngoại mềm dẻo nhưng cương quyết thời gian qua tuy chưa mang lại hiệu quả trực tiếp đối với các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU, nhưng đã khẳng định được vị thế của Nga trên trường quốc tế. Điều này cũng làm cho thế giới thấy rằng, trong nhiều vấn đề quốc tế, những vấn đề cấp bách chung như ở Iran, Syria, Triều Tiên… cần có sự can thiệp và tiếng nói từ Nga.
Trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây đã làm cho Nga phải đối mặt với những khó khăn nhất định như: lạm phát, thất nghiệp gia tăng, đồng rúp mất giá, đời sống người dân khó khăn… những khó khăn trên có thể sẽ làm cho kinh tế Nga chậm phát triển chứ khó có thể dẫn đến sự đổ vỡ. Và theo dự báo của giới chuyên gia thì nền kinh tế Nga cũng sẽ phục hồi và phát triển trong tương lai gần./.
Trên cơ sở khẳng định không thay đổi những phương hướng chung của chiến lược “Chim ưng hai đầu”, Nga luôn sẵn sàng cứng rắn và quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trên cơ sở có thương lượng và bảo đảm cân bằng lợi ích chiến lược của các bên, vì mục đích hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh khu vực và toàn cầu. Theo đó, Nga vẫn chủ trương thiết lập quan hệ với Mỹ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau trên trường quốc tế và ở các khu vực. Nga khẳng định, quan hệ song phương chỉ phát triển theo các nguyên tắc quốc tế và hợp tác, phối hợp hai bên cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Nga khẳng định sẽ tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại theo hướng nỗ lực bảo đảm lợi ích quốc gia bằng các giải pháp hòa bình, tránh đối đầu với Mỹ, NATO và tập trung vào việc tìm kiếm đối tác nhằm phát triển nội lực, tăng cường vị thế của mình trong khu vực và trên trường quốc tế. Việc điều chỉnh chiến lược nhằm hướng tới các mục tiêu cơ bản: Trước hết, tạo mọi điều kiện bên ngoài thuận lợi để hỗ trợ về mặt chính trị và vật chất cho cuộc cải cách trong nước, thu hút vốn đầu tư, khoa học công nghệ, mở rộng hợp tác kinh tế thương mại, trao đổi buôn bán nhằm phát triển các ngành công nghiệp trong nước, đảm bảo giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và nhất là ổn định chính trị. Sau là, bảo đảm cho nước Nga giữ được vị trí xứng đáng trong khu vực và trên trường quốc tế, trước hết là ở các khu vực, lĩnh vực chiến lược quan trọng nhất. Tuy nhiên, mục tiêu chiến lược của Nga cũng có những điều chỉnh theo hướng vừa ưu tiên, đa dạng hóa; vừa linh hoạt, thực dụng phù hợp với những thay đổi của tình hình trong nước, khu vực và cục diện quốc tế; mối quan hệ của các nước lớn cũng như vị thế toàn cầu của Nga.
Đến các giải pháp được đẩy mạnh…
Đẩy nhanh hơn tiến độ xoay trục từ châu Âu - Đại Tây Dương sang châu Á - Thái Bình Dương: Theo giới quan sát, Nga đã có ý tưởng xoay trục sang châu Á từ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ucraina, nhưng chính cuộc khủng hoảng này đã thúc đẩy chính sách đối ngoại của Nga xoay trục nhanh hơn. Trước đó, Điện Kremlin đã nhận ra rằng, khu vực trì trệ nhất của Nga là Vùng Viễn Đông và Nga nhìn thấy cơ hội của việc sử dụng tính năng động của châu Á như một nguồn lực bên ngoài thúc đẩy nền kinh tế Nga. Mâu thuẫn hiện nay với phương Tây đã tạo cơ hội cho Nga mở rộng bài toán địa - kinh tế này thông qua việc đưa yếu tố địa - chính trị vào phương trình cân bằng động.
Tái cân bằng trong quan hệ đối ngoại: Moscow từ lâu đã hy vọng về một sự cân bằng giữa các chính sách đối ngoại với phương Tây và châu Á theo Đại chiến lược “Chim ưng hai đầu”. Hiện Nga đang tìm cách cân bằng mối quan hệ hết sức quan trọng của nước này với Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Brazil và nhóm BRICS. Theo đó, Nga ủng hộ việc đưa Ấn Độ, Pakistan và Iran gia nhập SCO. Tại khu vực Nam Á, Nga xác định 3 trọng tâm: (1) Tăng cường quan hệ với Ấn Độ. (2) Can dự vào công cuộc tái thiết tại Afghanistan. (3) Lôi kéo lực lượng và xây dựng vành đai an ninh tại các nước Trung Á, giảm thiểu hệ lụy của cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan và Pakistan.
Ngoại giao đa dạng và thực dụng: Trước bối cảnh Nga bị Mỹ và phương Tây áp dụng các biện pháp cô lập về chính trị, với phương châm ngoại giao đa dạng và thực dụng, Nga đang có những chính sách mở rộng quan hệ hợp tác tới các đối tác truyền thống, các đối tác không tham gia vào lệnh trừng phạt đối với Nga... Ngoài ra, Nga cũng phát đi thông điệp tới các nước mâu thuẫn với mình về việc Nga sẵn sàng dẹp bỏ những bất đồng, rào cản trong quan hệ để tiến tới mối quan hệ song phương trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi với tất cả các nước trên các châu lục và nhất là các nước châu Á - Thái Bình Dương như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên... Đặc biệt là các cường quốc có thể cùng Nga tạo ra một mặt trận cân bằng hơn trong việc đối phó với Mỹ và phương Tây.
Đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc: Nga chủ trương một thế giới đa cực, mà ở đó một “sân khấu” gồm các siêu cường thay vì sự thống trị toàn cầu của Mỹ. Trong đó, Trung Quốc hiển nhiên là có vai trò quan trọng trong việc đạt được sự cân bằng toàn cầu mới. Nga muốn thấy sự hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ bị suy giảm và đồng cảm với khẩu hiệu: “châu Á dành cho người châu Á”. Thay vì ý tưởng về một châu Âu rộng lớn hơn từ Lisbon đến Vladivostok mà Tổng thống V. Putin đề xuất vào năm 2010, Mỹ và châu Âu sẽ nhìn thấy một ý tưởng mới về một châu Á lớn hơn từ Thượng Hải đến St. Petersburg. Quan hệ Nga - Trung với mục tiêu tuy “ẩn”, nhưng cũng làm giảm sự thống trị toàn cầu của Mỹ là mục tiêu chính trong điều chỉnh chính sách của Nga.
Chính sách phối hợp phòng ngự - tấn công: Nhằm giảm thiểu nguy cơ “sự hình thành một mặt trận phương Tây - Hồi giáo trong đó Nga sẽ bị liên lụy”, giống như ở Syria, Nga ủng hộ mạnh mẽ Damascus và có hành động ngoại giao nhằm ngăn cản những đòn tấn công của phương Tây từ hồi tháng 10-2013. Nga vận dụng phối hợp cả phương thức phòng ngự lẫn tấn công trong các chiến dịch đặc biệt, các hoạt động tình báo và các hoạt động đánh lạc hướng thông tin. Sự kết hợp này được bảo đảm bởi các vũ khí hạt nhân, chiến lược và chiến thuật, vốn luôn là quân chủ bài trong chính sách an ninh của Moscow. Nó nhằm chống lại một mối đe dọa kép: ở phía Tây là NATO và hệ thống phòng thủ tên lửa của họ; ở phía Nam là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan dòng Sunni có khả năng gây bất ổn cho khu vực Caucasus và Trung Á. Crimea trở về Nga đã làm tăng cường khả năng phòng ngự và tấn công của nước này, ngăn cản đối phương tiếp cận không gian Biển Đen, nhưng lại tăng các khả năng vươn tới Trung Đông của Nga.
Chủ động điều chỉnh quan hệ kinh tế: Trước những biện pháp cấm vận của Mỹ và EU đối với Nga, Moscow đang chủ động thay đổi chính sách để khắc phục những khó khăn trước mắt và phát triển kinh tế. Những điều chỉnh chính sách được Nga hướng đến có thể kể ra là: (1) Coi trọng phát triển thương mại với khối Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) và khối các nước BRICS; (2) Chuyển hướng về xuất khẩu khí đốt sang cả Đông và Tây thay vì chỉ thiên về phía Tây như trước đây; (3) Chuyển hướng sang tăng cường hợp tác kinh tế với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xác định thế kỷ XXI là “thời của châu Á”. Nga nhấn mạnh quan hệ mật thiết với Ấn Độ, nhất là lĩnh vực kinh tế, quốc phòng. Hiện nay, 70% khí tài của Ấn Độ do Nga sản xuất. Moscow cung cấp 20 lò phản ứng hạt nhân cho Ấn Độ (43 tỷ USD); hai nước sẽ hợp tác để chế tạo 200 máy bay lên thẳng theo kế hoạch “Made in India”.
Quan hệ giữa Nga với các nước Đông Nam Á cũng đang được đẩy mạnh: Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm 20 năm Quan hệ Đối thoại Nga - ASEAN từ ngày 16-đến ngày 20-5 vừa qua tại Sochi đã nói lên điều đó. Tổng thống Nga V. Putin nhận định: “Những kết quả đạt được là cơ sở nền tảng để đưa các mối quan hệ Nga - ASEAN lên một tầm cao mới về chất của quan hệ đối tác chiến lược”. Về kinh tế - quốc phòng, Nga đã bán tàu ngầm Kilo cho Việt Nam cũng như mong muốn khôi phục sự hiện diện lực lượng Hải quân của mình ở cảng Cam Ranh, muốn có những cuộc tập trận với Việt Nam cả ở trên biển và trên bộ… Nga đang tích cực thúc đẩy phát triển quan hệ với Thái Lan thông qua thảo luận về các dự án đường sắt, các thương vụ bán máy bay quân sự và xe tăng với nước này; Nga và Indonesia hiện đang thảo luận về việc Nga bán thêm máy bay tiêm kích Sukhoi cho Indonesia cùng với việc chuyển giao công nghệ đi kèm…
Và sự tác động…
Cùng với chính sách đẩy mạnh hướng Đông của Nga, sự cạnh tranh địa - chiến lược giữa các nước lớn cũng tác động không nhỏ đến tình hình chính trị - an ninh tại khu vực. Dưới góc độ tích cực, trước hết nó giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước lớn với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra hệ lụy khó lường trong quan hệ khu vực và thế giới. Người ta có thể dễ dàng nhận thấy, một trong những hậu quả chính của cuộc cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ, phương Tây là làm thay đổi sâu sắc hơn các mối quan hệ giữa Nga với Mỹ, châu Âu và tác động đến các nước Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN.
Ở khu vực Nam Á, quan hệ song phương Mỹ - Ấn được khẳng định giữ vai trò then chốt trong chính sách xoay trục của Mỹ. Mỹ và Pakistan cũng đã thiết lập được quan hệ đồng minh, hai bên đã cam kết cùng nỗ lực xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược mới. Quan hệ Trung - Ấn phát triển mạnh hơn. Hai nước cùng chia sẻ điểm đồng về chống biến đổi khí hậu, cải cách toàn diện Liên hợp quốc, chống khủng bố, ủng hộ tiến trình hòa giải và tái thiết Afghanistan, mong muốn cán cân kinh tế thế giới chuyển dịch từ Tây sang Đông và đều là thành viên của nhóm BRICS và nhóm G20.
Quan hệ Trung Quốc - Pakistan tiếp tục phát triển và trở nên khăng khít hơn, trong bối cảnh Trung Quốc đang muốn tranh thủ Pakistan trong việc triển khai sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, mở đường sang Ấn Độ Dương, thiết lập tuyến vận chuyển năng lượng mới và ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố ở phía Tây Trung Quốc, nhất là vùng Tân Cương; trong khi Pakistan cần nguồn vốn lớn và công nghệ của Trung Quốc, hợp tác an ninh, chống khủng bố, củng cố tiềm lực quốc phòng thực hiện “Giấc mơ con hổ châu Á”…
Như vậy, sự điều chỉnh chiến lược của Nga đối với Mỹ và phương Tây liên quan đến khủng hoảng Ucraina được thực hiện tương đối toàn diện trên các mặt từ chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao. Những điều chỉnh này của Nga đang phát huy được những hiệu quả nhất định. Mặc dù Nga vẫn đang bị cô lập về chính trị và chịu ảnh hưởng nặng nề từ các lệnh trừng phạt về kinh tế, nhưng nước này cho thấy được khả năng thích ứng và phát triển của mình.
Với chính sách đối ngoại mềm dẻo nhưng cương quyết thời gian qua tuy chưa mang lại hiệu quả trực tiếp đối với các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU, nhưng đã khẳng định được vị thế của Nga trên trường quốc tế. Điều này cũng làm cho thế giới thấy rằng, trong nhiều vấn đề quốc tế, những vấn đề cấp bách chung như ở Iran, Syria, Triều Tiên… cần có sự can thiệp và tiếng nói từ Nga.
Trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây đã làm cho Nga phải đối mặt với những khó khăn nhất định như: lạm phát, thất nghiệp gia tăng, đồng rúp mất giá, đời sống người dân khó khăn… những khó khăn trên có thể sẽ làm cho kinh tế Nga chậm phát triển chứ khó có thể dẫn đến sự đổ vỡ. Và theo dự báo của giới chuyên gia thì nền kinh tế Nga cũng sẽ phục hồi và phát triển trong tương lai gần./.
Thủ tướng phê chuẩn lãnh đạo các tỉnh Bến Tre, Thái Nguyên, Bắc Ninh  (07/07/2016)
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên hiện nay  (07/07/2016)
Các lệnh trừng phạt Nga khiến thế giới thiệt hại hơn 60 tỷ USD  (07/07/2016)
Việt Nam quan tâm tới sự phát triển của nền khoa học  (07/07/2016)
Thủ tướng đốc thúc việc giải ngân  (07/07/2016)
Giới thiệu nhân sự lãnh đạo cơ quan nhà nước tại Hội nghị Trung ương  (06/07/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên