Các lệnh trừng phạt Nga khiến thế giới thiệt hại hơn 60 tỷ USD
Phân tích trên cho biết, phần lớn thiệt hại (82%) liên quan đến các loại hàng hóa không thuộc danh mục bị Nga cấm vận. Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chiếm 2/3 mức thiệt hại (khoảng 77%).
Trước khủng hoảng, 2,3% xuất khẩu của các nước ủng hộ các biện pháp trừng phạt là sang Liên bang Nga, trong khi 63,8% xuất khẩu của Nga là sang các nước này.
Khi quan hệ của các nước với Nga xấu đi (từ tháng 02 đến tháng 7-2014), xuất khẩu giảm trung bình 14,6%, trong đó của EU giảm 13,8% và khi các biện pháp trừng phạt chính thức được áp đặt (tháng 8-2014), mức giảm trung bình là 12,4%, trong đó của EU là 24,9%. Xuất khẩu các loại hàng hóa bị cấm từ tháng 8-2014 giảm 90%.
Trong khi đó, theo số liệu của Cơ quan Hải quan Liên bang Nga, trong sáu tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu từ EU sang “xứ sở Bạch Dương” giảm 6,1% và của cả năm giảm 11,7%.
Mức giảm trong năm 2015 lên tới 40,2%. Quy ra tiền, xuất khẩu từ EU sang thị trường Nga trong hai năm 2014 và năm 2015 giảm tới 64 tỷ USD.
Ngoài ra, các biện pháp “trả đũa” của Nga cũng khiến ngành nông nghiệp nhiều nước châu Âu rơi vào tình cảnh điêu đứng.
Quan hệ giữa Nga và phương Tây đã xuống cấp nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng tại Ukraine hồi tháng 3-2014.
EU đã áp đặt lệnh phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh đối với khoảng 150 cá nhân và gần 40 thực thể mà khối này cho là “có vai trò liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine”.
Bên cạnh đó, EU cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực quốc phòng, năng lượng và tài chính, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Nga. Đáp lại, Nga cũng đã cấm nhập khẩu lương thực - thực phẩm và nhiều mặt hàng khác từ các nước thành viên EU.
Mới đây nhất, ngày 29-6 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh gia hạn lệnh cấm nhập khẩu các loại lương thực - thực phẩm từ các nước phương Tây tới cuối năm 2017./.
Việt Nam quan tâm tới sự phát triển của nền khoa học  (07/07/2016)
Thủ tướng đốc thúc việc giải ngân  (07/07/2016)
Giới thiệu nhân sự lãnh đạo cơ quan nhà nước tại Hội nghị Trung ương  (06/07/2016)
Nâng cao cảnh giác, ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xuyên tạc, bịa đặt trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch  (06/07/2016)
Nâng cao cảnh giác, ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xuyên tạc, bịa đặt trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch  (06/07/2016)
Thủ tướng Anh có thể kích hoạt điều khoản rời Liên minh châu Âu  (06/07/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên