Chính phủ họp bất thường để giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp
22:33, ngày 29-04-2016
Chiều 29-4, ngay sau Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với các thành viên Chính phủ để xem xét, giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp.
Cũng tại hội nghị này, Chính phủ đã thảo luận và xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp.
Tại cuộc họp, các thành viên Chính phủ đã đưa ra các giải pháp cụ thể đối với các kiến nghị của doanh nghiệp, tập trung vào những nhóm vấn đề lớn là đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường; tiếp cận vốn, tín dụng; đất đai, xây dựng, môi trường; thuế, hải quan; chi phí kinh doanh; công tác thanh tra, kiểm tra; quy định về giao dịch bảo đảm; thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Các bộ, ngành khẳng định cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, khẩn trương giải quyết, trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp với tinh thần phục vụ, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từng bộ, ngành đều khẳng định sẽ có các chương trình hành động cụ thể để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đồng thời mong muốn bản thân các doanh nghiệp nỗ lực vươn lên, đề cao trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh.
Các ý kiến nhất trí về sự cần thiết phải xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp với mục tiêu đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp. Nhiều ý kiến góp ý Nghị quyết cần toát lên quyết tâm của Chính phủ trong việc công khai, minh bạch, tạo cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý tốt nhất để doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Chính phủ cũng thống nhất những giải pháp cụ thể theo kiến nghị của các doanh nghiệp, chú trọng đến những lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hội nhập khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, nhất là TPP, để có thể “thắng trên sân nhà".
Phát biểu kết luận hội nghị bất thường này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải thay đổi tư duy, cách làm, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đã đề ra.
“Chúng ta không còn dư địa tăng trưởng nhiều với cách làm cũ. Những việc như thế này chúng ta không chờ kỳ họp Quốc hội mà chủ động giải quyết. Mọi cấp mọi ngành phải tìm mọi cách, năng động, sáng tạo, điều hành quyết liệt theo chức năng nhiệm vụ”, Thủ tướng chỉ rõ.
Nhấn mạnh đến yêu cầu bức thiết của việc tăng cường năng lực của cả hệ thống trong thực thi công vụ, Thủ tướng đề nghị tập thể Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố phải chủ động có biện pháp tháo gỡ các khó khăn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ trưởng, trưởng ngành giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp trên tinh thần đổi mới. Đối với vấn đề vượt thẩm quyền thì các bộ trưởng, trưởng ngành báo cáo Thủ tướng.
“Phải tôn trọng doanh nghiệp, phải trả lời đến nơi đến chốn, không thể tình trạng nước đổ lá khoai, gió vào nhà trống", Thủ tướng lưu ý.
Thảo luận về dự thảo Nghị quyết phát triển doanh nghiệp, liên quan đến vấn đề ngân sách, Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm trả lời doanh nghiệp nhưng phải phù hợp với khả năng của ngân sách trên tinh thần đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa.
Thủ tướng cũng chỉ đạo phân cấp mạnh mẽ giữa trung ương và địa phương; tránh tình trạng “chạy lên chạy xuống", khẳng định phân cấp, giao quyền cũng chính là hướng tới mô hình Chính phủ kiến tạo phát triển. Chính phủ xây dựng thể chế đồng thời tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực thi chủ trương chính sách.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quan tâm xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn để nông nghiệp phát triển đồng đều, tạo ra cuộc cách mạng trong xây dựng nông thôn mới.
Thủ tướng cũng mong muốn cộng đồng các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh, nỗ lực, chủ động vươn lên, khắc phục khó khăn không chỉ dựa vào Nhà nước./.
Tại cuộc họp, các thành viên Chính phủ đã đưa ra các giải pháp cụ thể đối với các kiến nghị của doanh nghiệp, tập trung vào những nhóm vấn đề lớn là đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường; tiếp cận vốn, tín dụng; đất đai, xây dựng, môi trường; thuế, hải quan; chi phí kinh doanh; công tác thanh tra, kiểm tra; quy định về giao dịch bảo đảm; thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Các bộ, ngành khẳng định cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, khẩn trương giải quyết, trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp với tinh thần phục vụ, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từng bộ, ngành đều khẳng định sẽ có các chương trình hành động cụ thể để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đồng thời mong muốn bản thân các doanh nghiệp nỗ lực vươn lên, đề cao trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh.
Các ý kiến nhất trí về sự cần thiết phải xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp với mục tiêu đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp. Nhiều ý kiến góp ý Nghị quyết cần toát lên quyết tâm của Chính phủ trong việc công khai, minh bạch, tạo cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý tốt nhất để doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Chính phủ cũng thống nhất những giải pháp cụ thể theo kiến nghị của các doanh nghiệp, chú trọng đến những lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hội nhập khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, nhất là TPP, để có thể “thắng trên sân nhà".
Phát biểu kết luận hội nghị bất thường này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải thay đổi tư duy, cách làm, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đã đề ra.
“Chúng ta không còn dư địa tăng trưởng nhiều với cách làm cũ. Những việc như thế này chúng ta không chờ kỳ họp Quốc hội mà chủ động giải quyết. Mọi cấp mọi ngành phải tìm mọi cách, năng động, sáng tạo, điều hành quyết liệt theo chức năng nhiệm vụ”, Thủ tướng chỉ rõ.
Nhấn mạnh đến yêu cầu bức thiết của việc tăng cường năng lực của cả hệ thống trong thực thi công vụ, Thủ tướng đề nghị tập thể Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố phải chủ động có biện pháp tháo gỡ các khó khăn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ trưởng, trưởng ngành giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp trên tinh thần đổi mới. Đối với vấn đề vượt thẩm quyền thì các bộ trưởng, trưởng ngành báo cáo Thủ tướng.
“Phải tôn trọng doanh nghiệp, phải trả lời đến nơi đến chốn, không thể tình trạng nước đổ lá khoai, gió vào nhà trống", Thủ tướng lưu ý.
Thảo luận về dự thảo Nghị quyết phát triển doanh nghiệp, liên quan đến vấn đề ngân sách, Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm trả lời doanh nghiệp nhưng phải phù hợp với khả năng của ngân sách trên tinh thần đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa.
Thủ tướng cũng chỉ đạo phân cấp mạnh mẽ giữa trung ương và địa phương; tránh tình trạng “chạy lên chạy xuống", khẳng định phân cấp, giao quyền cũng chính là hướng tới mô hình Chính phủ kiến tạo phát triển. Chính phủ xây dựng thể chế đồng thời tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực thi chủ trương chính sách.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quan tâm xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn để nông nghiệp phát triển đồng đều, tạo ra cuộc cách mạng trong xây dựng nông thôn mới.
Thủ tướng cũng mong muốn cộng đồng các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh, nỗ lực, chủ động vươn lên, khắc phục khó khăn không chỉ dựa vào Nhà nước./.
4,7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân trong bốn tháng  (29/04/2016)
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Đất nước ghi ơn người có công với cách mạng  (29/04/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm và làm việc tại thành phố Đà Nẵng  (29/04/2016)
Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố bảy Luật, một Nghị quyết của Quốc hội và một Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.  (29/04/2016)
Chính phủ ban hành Nghị quyết cải thiện môi trường kinh doanh  (29/04/2016)
Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước  (29/04/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên