Sống lâu và thịnh vượng hơn: Già hóa dân số khu vực Đông Á - Thái Bình Dương
TCCSĐT - Ngày 28-3-2016, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo “Sống lâu và thịnh vượng hơn: Già hóa dân số khu vực Đông Á - Thái Bình Dương”. Tham dự và chủ trì hội thảo có Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm và bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam.
Tốc độ già hóa nhanh trên quy mô lớn tại các nước Đông Á
Báo cáo “Sống lâu và thịnh vượng hơn: Già hóa dân số khu vực Đông Á - Thái Bình Dương” là báo cáo quan trọng mới nhất của WB cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo Báo cáo, hiện tượng già hóa dân số một phần bắt nguồn từ kết quả phát triển kinh tế nhanh trong vài thập niên gần đây trong khu vực. Thu nhập tăng lên, trình độ giáo dục cao hơn khiến tuổi thọ tăng, đồng thời tỷ lệ sinh giảm sút mạnh dẫn đến tình trạng tỷ lệ bổ sung nằm dưới tỷ lệ sụt giảm một khoảng cách khá xa tại một số nước. Do vậy, đến năm 2060, cứ trong 5 nước có dân số già nhất trên thế giới thì có một nước thuộc khu vực Đông Á, trong khi tỷ lệ này năm 2010 chỉ là 1/25.
Báo cáo cho biết, tốc độ già hóa nhanh trên quy mô lớn tại các nước Đông Á đang tạo ra thách thức về chính sách, áp lực kinh tế và tài khóa cũng như nhiều rủi ro xã hội khác. Nếu không cải cách thì chi hưu trí trong khu vực sẽ tăng lên mức 8% - 10% GDP vào năm 2070. Đồng thời, hệ thống y tế của các nước chưa được chuẩn bị để đối mặt với những khoản chi chữa bệnh, vì các bệnh, như ung thư, bệnh tim, tiểu đường và nhiều bệnh mãn tính khác sẽ chiếm 85% tổng chi phí khám chữa bệnh vào năm 2030. Trong khi đó, lớp người cao tuổi hôm nay sẽ nhận được sự chăm sóc từ gia đình ít hơn.
Báo cáo phân tích cách thức hiện tượng già hóa dân số có thể tác động lên các động lực tăng trưởng kinh tế và các đặc điểm trong chính sách chi công. Báo cáo rà soát các chính sách hiện tại và đưa ra các khuyến nghị giúp các nước, với đặc điểm dân số cụ thể của mình, có thể giải quyết các thách thức về thị trường lao động, hệ thống an sinh xã hội, y tế và chăm sóc dài hạn. Báo cáo cũng phân tích đặc điểm về cách thức sống, làm việc và nghỉ hưu của lớp người cao tuổi tại các nước trong khu vực.
Việt Nam - một trong những quốc gia có tốc độ dân số già hóa nhanh nhất
Theo Báo cáo, Việt Nam bắt đầu trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Trong hai thập niên qua, Việt Nam đã được hưởng “lợi tức dân số”, tức là tăng trưởng kinh tế cao được tạo ra bởi lợi thế từ nhóm dân số đang ở độ tuổi lao động. “Lợi tức” này hiện đã được sử dụng gần hết vì thành phần dân số ở độ tuổi lao động đã đạt đỉnh vào năm 2013 và hiện nay đang bắt đầu giảm xuống. Theo các dự báo của Liên hợp quốc, tính theo con số tuyệt đối, lực lượng ở độ tuổi lao động sẽ bắt đầu giảm xuống nhanh chóng sau năm 2035. Quan trọng hơn nữa, Việt Nam đã đạt tới điểm ngoặt trong quy mô dân số già năm 2015. Số lượng người Việt Nam trên 65 tuổi sẽ tăng từ 6,3 triệu người hiện nay lên 18 triệu người vào năm 2040, chiếm hơn 18% dân số và Việt Nam từ một xã hội trẻ sẽ trở thành một xã hội già. Tới năm 2040, số người từ 65 tuổi trở lên trên 100 người ở độ tuổi từ 15 đến 64, sẽ tăng lên, đạt xấp xỉ 26 người (hiện là 10 người). Bà V. Kwakwa nói: “Sự biến đổi dân số này mang đến những hậu quả khắc nghiệt, đòi hỏi phải có những hành động chính sách và thay đổi hành vi trong xã hội để giúp giảm nhẹ hậu quả”.
Để giải quyết tốt vấn đề già hóa dân số, Báo cáo đưa ra 4 gợi ý:
1. Mở rộng hệ thống hưu trí để bao phủ phần lớn dân số đồng thời cải cách cơ chế hiện nay.
2. Định hướng lại hệ thống y tế để chăm sóc tốt hơn dân số đang già hóa.
3. Có biện pháp để tăng lực lượng lao động, đặc biệt là những người lớn tuổi tại thành thị.
4. Phát triển các chính sách và tài chính công cho công tác chăm sóc lâu dài và chăm sóc người cao tuổi.
Theo các chuyên gia, già hóa là một thách thức đối với người dân ở tất cả các độ tuổi tại Việt Nam, đòi hỏi có sự ứng phó rộng rãi của toàn xã hội. Mặc dù khó khăn như vậy, nhưng nếu có những lựa chọn chính sách nhạy bén và thay đổi hành vi sẽ giúp giải quyết các thách thức của quá trình già hóa nhanh chóng và bảo đảm cho người dân Việt Nam tiếp tục sống lâu và thịnh vượng hơn./.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp Bộ trưởng Cao cấp, Bộ trưởng Công nghiệp và Thủ công nghiệp Campuchia  (28/03/2016)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad  (28/03/2016)
Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 3: Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững  (28/03/2016)
Chủ tịch nước dự lễ công bố quyết định thành lập Học viện Tòa án  (28/03/2016)
Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản  (28/03/2016)
Đẩy mạnh sự phối hợp giữa Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Ban Dân vận Trung ương  (28/03/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên