Đẩy mạnh sự phối hợp giữa Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Ban Dân vận Trung ương
Ngày 28-3-2016, tại Yên Bái, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Ban Dân vận Trung ương đã sơ kết chương trình công tác phối hợp năm 2015 và ký kết chương trình phối hợp năm 2016.
Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo hai Ban đã thẳng thắn chỉ ra các mặt hạn chế trong công tác phối hợp năm 2015 cần sớm khắc phục. Đó là chưa tổ chức nghiên cứu, khảo sát, kiểm tra được việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo. Công tác thi đua khen thưởng chưa được chú trọng quan tâm; chưa tổ chức được mô hình chỉ đạo điểm thực hiện chương trình phối hợp để hai cơ quan nghiên cứu, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.
Lãnh đạo hai Ban cho rằng, thời gian tới Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Ban Dân vận Trung ương cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền tổ chức tốt bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác dân tộc và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020. Cùng với đó, hai Ban phối hợp kiểm tra việc triển khai Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chủ trì phối hợp xây dựng và nhận diện mô hình “Dân vận khéo”; Phối hợp kiểm tra việc thực các Nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tôn giáo, dân tộc…
Năm 2015, Ban Dân vận Trung ương và Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã bám sát phạm vi nội dung quy chế, chương trình phối hợp. Hai ban đã phối hợp thực hiện tốt công tác dân vận, chính sách dân tộc, tôn giáo... Đặc biệt, hai ban đã phối hợp trong công tác vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo an sinh xã hội và quốc phòng an ninh. Từ đó, công tác tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của các địa phương đã có chuyển biến tích cực và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong khu vực được giữ vững; đồng bào các dân tộc thiểu số tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước…/.
Cử tri mong muốn Quốc hội đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn  (28/03/2016)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Phó Thủ tướng Lào  (28/03/2016)
Ghi đậm dấu ấn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII trong lịch sử lập hiến  (28/03/2016)
Hiệu quả phục vụ nhân dân là thước đo thành tựu của Quốc hội  (28/03/2016)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay