Tiếp tục khai mạc các lễ hội đầu Xuân
Khai hội Tịch điền Đọi Sơn
Sáng 14-02 (tức mồng 7 Tết Bính Thân), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ hội Tịch điền - lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam, các sở, ban, ngành cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương đã tham dự lễ hội.
Theo các tài liệu lịch sử và truyền miệng trong dân gian, mùa Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, mở ra một trang sử mới cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Kể từ đó, Lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại về sau thực hiện một cách thành kính, trang trọng. Đây là năm thứ 8 Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được khôi phục lại. Lễ hội diễn ra trong các ngày từ 12 đến 14-02 (tức các ngày 5, 6 và 7 tháng Giêng năm Bính Thân 2016) bao gồm phần lễ và phần hội.
Mặc dù sáng 14-02 mới là ngày chính thức khai hội nhưng không khí trang nghiêm và vui tươi của lễ hội truyền thống đã tràn ngập xã Đọi Sơn từ nhiều ngày qua với các trò chơi dân gian truyền thống như: đánh đu, kéo co... và hội thi vẽ trang trí trâu.
Ngày mùng 7 tháng Giêng đã diễn ra các nghi thức: rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng Làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày đầu năm khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp. Sau đó là lễ bái yết Thần nông cầu một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.
Sau màn đánh trống khai hội của đội trống nữ Đọi Tam là màn múa rồng. Tiếp đến lão nông được tái hiện lại hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày, theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Sau khi vua cày xong các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày.
Khai hội Đền Mẫu Âu Cơ xuân Bính Thân 2016
Sáng 14-02, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ chính thức khai hội.
Mở đầu Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ Xuân Bính Thân - 2016 là lễ tế thành hoàng làng và phần rước kiệu, đem theo lễ vật từ đình về Đền Mẫu Âu Cơ gồm: 100 bánh ngọt, 100 phẩm oản, hoa quả do đội tế nữ thực hiện. Đội tế nữ là các cô gái thanh tân, có nhan sắc và học vấn, các cô đều mặc áo dài với các màu hồng, xanh, vàng rực rỡ, đầu đội khăn kim tuyến, chân đi hài thêu, thắt lưng lụa. Riêng chủ tế mặc trang phục màu đỏ nổi bật. Diễn văn khai hội khẳng định công đức to lớn của Tổ Mẫu Âu Cơ và cầu mong Tổ Mẫu phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người có cuộc sống ấm no, bình an, hạnh phúc.
Huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ sinh ra bọc trứng nở thành 100 người con nhằm tôn vinh nòi giống Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam, mang đậm dấu ấn nhân văn sâu sắc, là đặc trưng văn hóa, thể hiện bản sắc của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình đưa 50 người con lên thượng nguồn sông Hồng mở mang bờ cõi, Tổ Mẫu Âu Cơ đã dừng chân ở Hiền Lương. Bà cho khai khẩn đất hoang, lập thôn ấp, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải; biến vùng đất hoang sơ thành trù phú.
Ngày 25 tháng Chạp, bà cùng các tiên nữ về trời, để lại ơn đức cao dày, tình mẹ bao la. Về sau, tại đây nhân dân đã dựng lên ngôi miếu phụng thờ, đời đời hương khói và được các triều đại phong kiến phong sắc, cho tu bổ trở thành đền thờ Tổ Mẫu. Truyền thuyết đó đã trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, thể hiện bản lĩnh kiên cường, đoàn kết bên nhau với ý thức cùng chung nguồn cội, đồng bào, dũng cảm đấu tranh với thiên nhiên, với mọi kẻ thù xâm lược để bảo vệ và xây đắp Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp và hùng cường.
Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông để tri ân công đức của Tổ mẫu Âu Cơ, đền nằm ẩn dưới gốc đa cổ thụ, mặt quay về hướng chính nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác đẹp như một án thư, sau lưng sông Hồng uốn khúc như rồng thiêng bao bọc.
Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ là một trong những lễ hội lớn, mở đầu cho nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân gian mang đậm sắc thái văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi để đón đồng bào và du khách thập phương.
Quảng Trị: Khai Hội cù truyền thống Xuân Bính Thân 2016
Chiều 14-02, tại làng Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra Hội cù truyền thống Xuân Bính Thân năm 2016. Theo truyền thống, mở đầu hội các vị cao niên, người có uy tín trong thôn đã tổ chức cúng tế trời đất khai Hội cù Xuân Bính Thân năm 2016.
Hội cù truyền thống Bính Thân 2016 được tổ chức trên một triền cát rộng khoảng 2.000m2, hai đầu bãi cắm 2 cột tre cao 5 - 7m, phía trên mỗi cột được cắm cờ Tổ quốc và treo 1 rổ tre có đường kính khoảng 40cm. Bước vào Hội, các thành viên của mỗi đội tranh giành nhau để đưa 3 quả cù (tượng trưng cho Thiên - Địa - Nhân), tương ứng với 3 hiệp thi đấu (mỗi hiệp 30 phút) vào rổ bên mình dưới sự đeo bám, cản phá của các thành viên đội bạn và sự cỗ vũ nồng nhiệt của khán giả.
Tham gia Hội cù vấn đề thắng, thua không phải là mục đích chính mà để cầu trời đất mưa thuận gió hoà, mùa màng được mùa, mọi người dồi dào sức khoẻ để xây dựng quê hương đất nước. Anh Nguyễn Đức Tiên, Trưởng thôn Cẩm Phổ cho hay: “Hội cù truyền thống là một hoạt động thường niên của làng, thu hút được rất nhiều người trong và ngoài làng tham gia, qua lễ hội nhằm ôn lại những nét đẹp văn hóa đặc sắc của ông cha ta cho thế hệ trẻ. Đặc biệt là động viên, khuyến khích mọi người tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp”.
Nhân dịp Xuân mới Bính Thân 2016, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng đã tổ chức nhiều hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, như hội đua thuyền, thi nhảy bao bố, kéo co, Hội chợ Đình làng Bích La…/.
Động đất ở Đài Loan: Thấy toàn bộ người mất tích, 116 người chết  (14/02/2016)
Cộng đồng người Việt Nam tại Bỉ tổ chức đón Tết Bính Thân  (14/02/2016)
Chân dung 10 nhà kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại  (14/02/2016)
Chân dung 10 nhà kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại  (14/02/2016)
"Trong năm 2016, tỷ lệ thu hồi nợ thuế sẽ cao hơn năm trước"  (14/02/2016)
WFP mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác lâu dài với Việt Nam  (14/02/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên