"Trong năm 2016, tỷ lệ thu hồi nợ thuế sẽ cao hơn năm trước"
Lời hứa thu hồi 34.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2015 của vị tư lệnh ngành tài chính, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trước Quốc hội đã thành hiện thực và thậm chí số thực thu còn nhiều hơn thế (hơn 39.000 tỷ đồng).
Và, cũng trong năm 2015, một năm gấp gáp chưa từng có của ngành thuế, một lời hứa khác cũng đã vượt quá mong đợi, đó là số giờ nộp thuế không quá 121,5 giờ, hiện chỉ còn 117 giờ.
Trong những ngày cuối cùng của năm cũ, người đứng đầu ngành thuế, Tổng cục trưởng Bùi Văn Nam mới có dịp nhìn lại chừng ấy con số, thành quả và cả những điều khiến ông thở dài. Cũng trong những thời khắc chuyển giao ấy, làm sao để giữ được số giờ nộp thuế tiếp tục giảm, cách nào để chấn chỉnh việc thực thi công vụ của cán bộ thuế hay giữ được tỷ lệ thu hồi nợ thuế cao như trước, là những câu chuyện được vị lãnh đạo ngành thuế giãi bày với báo chí.
- Năm 2015 được đánh giá là năm nhiều nỗ lực của ngành thuế đặc biệt là trong khâu cải cách thủ tục hành chính với số giờ nộp thuế đã giảm được 420 giờ. Tuy nhiên, theo tính toán trong Báo cáo môi trường kinh doanh mới công bố của Ngân hàng Thế giới (WB), số giờ nộp thuế đã giảm trong năm qua của Việt Nam không cao tới vậy. Ông nhìn nhận thế nào về những kết quả trên?
Tổng Cục trưởng Bùi Văn Nam: Trong năm 2014-2015, với việc triển khai có hiệu quả các giải pháp đồng bộ, kết quả số giờ nộp thuế của doanh nghiệp đã giảm được 420 giờ, số giờ thực hiện thủ tục hành chính về thuế chỉ còn 117 giờ, đạt và vượt mục tiêu mà Nghị quyết 19 năm 2015 đã đặt ra.
Những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính thuế của Tổng cục Thuế đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá khá tốt thể hiện qua kết quả khảo sát đánh giá “Mức độ hài lòng của doanh nghiệp” do Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) và cơ quan Tài chính quốc tế (IFC) phối hợp thực hiện. Cụ thể, đã có 71% doanh nghiệp đánh giá sự hài lòng với cải cách thủ tục hành chính trong đó 92% doanh nghiệp cho rằng những quy định về chính sách, pháp luật thuế đã có sự chuyển biến tích cực.
Trong Báo cáo môi trường kinh doanh - Doing Business 2016 do Ngân hàng thế giới công bố cuối năm 2015, thời gian nộp thuế của Việt Nam là 497 giờ (giảm được 40 giờ). Thực tế, báo cáo Môi trường kinh doanh 2016 xác định thời gian thực hiện thủ tục hành chính của doanh nghiệp trong năm 2014 (từ 01-01-2014 đến 31-12-2014), trong khi các văn bản sửa đổi, bổ sung về thuế có hiệu lực thi hành vào cuối năm nên số giờ tuân thủ của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận giảm cho doanh nghiệp cho 2 tháng cuối năm, nên giảm được 40 giờ nộp thuế. Các kết quả còn lại sẽ được tiếp tục ghi nhận trong các Báo cáo môi trường kinh doanh 2017 và 2018.
- WB mới đây đã công bố những tiêu chí cụ thể với 3 lĩnh vực tiếp tục được tính toán vào thời gian nộp thuế năm 2016 là giải quyết khiếu nại, thanh tra thuế và hoàn thuế. Ngành thuế có tính toán gì để số giờ nộp thuế năm sau không bị ảnh hưởng?
Tổng Cục trưởng Bùi Văn Nam: Tôi cho rằng, việc bổ sung các tiêu chí thành phần về hoàn thuế, thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại khi tính toán chỉ số nộp thuế chắc chắn sẽ có tác động tương đối lớn tới kết quả xếp hạng chỉ số nộp thuế của tất cả các nước nói chung.
Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các vụ, đơn vị có liên quan thực hiện rà soát, nắm bắt những vướng mắc của doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuế đặc biệt liên quan đến thủ tục, quy trình thực hiện ở các khâu sau kê khai để từ đó đưa ra các đề xuất đơn giản hoá cần tiếp tục thực hiện trong năm tiếp theo.
Trong thời gian tới, bên cạnh việc triển khai các nhóm giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính thuế, ngành thuế sẽ xây dựng và triển khai hệ thống quản lý thuế tập trung, tạo tiền đề cho việc tập trung cơ sở dữ liệu để thực hiện quản lý thuế theo đánh giá rủi ro nhằm nâng cao hiệu lực công tác quản lý thuế nói chung.
- Theo kết quả khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp gần đây, doanh nghiệp vẫn cho rằng họ phải trả chi phí ngoài quy định và lo sợ rằng sẽ bị phân biệt đối xử nếu không chi trả những khoản chi phí này. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào và giải pháp của ngành trong thời gian tới là gì?
Tổng Cục trưởng Bùi Văn Nam: Đầu tiên, phải khẳng định rằng mặc dù có một số quy định, chính sách ưu đãi áp dụng đối với một số nhóm doanh nghiệp đáp ứng một số điều kiện nhất định, nhưng ở Việt Nam hiện nay chỉ có một cơ chế quản lý thuế thống nhất áp dụng chung cho tất cả các đối tượng là doanh nghiệp và không có bất kỳ sự phân biệt, đối xử.
Về phía cơ quan thuế, chúng tôi xem đây chính là một trong những điểm tồn tại và bất cập đòi hỏi cơ quan thuế phải tiếp tục nghiên cứu để cải cách mạnh mẽ hơn nữa.
Chắc chắn trong những năm tới đây, Tổng cục Thuế sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế, công khai thông tin về chính sách, thủ tục hành chính thuế để hạn chế việc hiểu, thực hiện khác nhau ở các cơ quan thuế hay giữa cơ quan thuế với doanh nghiệp.
Chúng tôi cũng sẽ công khai thủ tục trên các phương tiện thông tin đại chúng để người nộp thuế cùng biết, hiểu và căn cứ vào đó để giám sát lại việc thực thi của cán bộ thuế.
- Một điểm nhấn quan trọng trong năm qua là số nợ thuế đã thu hồi tăng hơn 27% so với cùng kỳ, vượt chỉ tiêu được giao. Liệu tỷ lệ thu hồi nợ trên có duy trì được trong năm tới không, thưa ông?
Tổng Cục trưởng Bùi Văn Nam: Đúng là trong năm 2015, số nợ thuế đã thu hồi đạt được 39.102 tỷ đồng, tăng hơn 27% so với cùng kỳ, vượt chỉ tiêu thu nợ đã đề ra.
Năm 2016, Tổng cục Thuế đề ra mục tiêu giảm nợ so với năm 2015, tỷ trọng nợ thuế có khả năng thu trên tổng thu ngân sách đạt mức dưới 5%.
Trong năm nay, ngành thuế đã chỉ đạo sửa đổi Thông tư số 215/2013/TT-BTC để khắc phục vướng mắc về cưỡng chế nợ thuế phù hợp với thực tế và tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cưỡng chế nợ thuế. Chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan công an để điều tra xử lý kiên quyết, nghiêm minh các đối tượng có dấu hiệu cố tình chiếm đoạt, chây ỳ nợ thuế, không gặp khó khăn, có nguồn tiền nhưng không nộp thuế đúng quy định.
Ngoài ra, ngành thuế có kế hoạch tổ chức một bộ phận chuyên trách để tổ chức thực hiện cưỡng chế nợ thuế tại Tổng cục Thuế, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về dừng xuất cảnh đối với người nộp thuế còn nợ tiền thuế.
Tôi cũng cho rằng, một giải pháp khác không thể bỏ qua là tuyên truyền, phổ biến để người nộp thuế nói chung, doanh nghiệp nói riêng tuân thủ pháp luật thuế, nộp đúng, nộp đủ tiền thuế. Cũng trong năm nay, ngành thuế sẽ tiếp tục cảnh báo và công khai thông tin các doanh nghiệp chây ỳ, nợ đọng tiền thuế.
Với những giải pháp quyết liệt nêu trên, tôi tin tưởng trong năm 2016 tỷ lệ thu hồi nợ sẽ đạt cao hơn so với năm 2015.
- Xin cảm ơn ông!
WFP mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác lâu dài với Việt Nam  (14/02/2016)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lên đường dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ  (14/02/2016)
Nghỉ Tết 9 ngày, du lịch năm mới Bính Thân “bội thu” khách  (13/02/2016)
Lãnh đạo thăm và chúc Tết tại tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh  (13/02/2016)
Khoảng 5 vạn khách trẩy hội chùa Hương ngày khai hội  (13/02/2016)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên