AIPA đóng góp tích cực cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho tiến trình liên kết khu vực
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng gần nửa thế kỷ qua, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang chứng kiến thời khắc lịch sử khi Cộng đồng ASEAN chính thức được hình thành vào cuối năm 2015.
Vì mục tiêu đó, nhiệm vụ trọng yếu của mỗi nghị viện thành viên AIPA, với vai trò là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân mỗi nước, là không ngừng tăng cường hợp tác, nỗ lực thúc đẩy chính phủ các nước ASEAN hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Cộng đồng ASEAN, củng cố đoàn kết cũng như đề ra một lộ trình hội nhập ASEAN trong những năm tiếp theo.
Trong những năm qua, AIPA đã không ngừng củng cố hoạt động, nâng cao vai trò và thúc đẩy hợp tác giữa các nghị viện thành viên và với ASEAN, hỗ trợ chính phủ các nước ASEAN trong thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột an ninh-chính trị, kinh tế và văn hóa-xã hội.
Sự đồng hành và phối hợp chặt chẽ giữa hai kênh chính phủ và nghị viện có vai trò rất quan trọng. Trên cương vị của những nhà hoạch định chính sách, xây dựng và giám sát việc thực thi pháp luật của các quốc gia ASEAN, nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà lập pháp lúc này là tập trung hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý cho tiến trình liên kết khu vực chặt chẽ hơn, hỗ trợ chính phủ các nước ASEAN cùng thực hiện thành công tầm nhìn về Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Qua các kỳ Đại hội đồng, AIPA đã ban hành hàng trăm nghị quyết về nhiều vấn đề quan trọng được sự quan tâm chung của các nước ASEAN, trước hết là về chính trị, an ninh, xây dựng lòng tin. Phạm vi các vấn đề thuộc lĩnh vực này mà AIPA quan tâm thúc đẩy rất đa dạng; từ tăng cường hội nhập ASEAN, toàn cầu hóa và sự tác động của nó đến ASEAN, đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực, tăng cường năng lực lập pháp, quản trị tốt.
Một trong những đóng góp quan trọng của AIPA đối với chính trị và an ninh khu vực là việc thực thi tuyên bố Khu vực Đông Nam Á hòa bình, tự do và trung lập; ủng hộ ASEAN thiết lập Diễn đàn khu vực ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ tư diễn ra vào ngày 27-28/1/1992; ủng hộ những nỗ lực của các nước thành viên ASEAN trong việc tìm kiếm khả năng tận dụng và củng cố tất cả các cơ chế nhằm duy trì ổn định chính trị trong khu vực; ủng hộ việc thực thi Tuyên bố về hòa hợp ASEAN 1986; quan tâm củng cố quan hệ với ASEAN thông qua các Hội nghị cấp cao. Các cuộc họp này quan trọng đối với cả AIPA bởi hợp tác chính trị và an ninh nội khối ASEAN được đẩy mạnh chính là tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững của cả khối cũng như từng quốc gia thành viên AIPA.
Bên cạnh đó, khu vực thương mại tự do ASEAN là động lực cho phát triển kinh tế khu vực. Các thành viên AIPA đã ra nghị quyết về vấn đề này và nêu rõ quan điểm Hiệp định thương mại tự do cần đáp ứng những yêu cầu kinh tế như tăng cường thương mại nội khối qua việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong khu vực, thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc thiết lập một thị trường chung, khuyến khích các nước thành viên ASEAN tham gia tích cực vào nền kinh tế thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Thúc đẩy các chương trình hành động của ASEAN
Cùng với ASEAN, AIPA đã chủ động đề ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy việc thực thi các cam kết, thỏa thuận về xây dựng Cộng đồng ASEAN. Ủy ban Kinh tế AIPO 24 đã ra nghị quyết về sự cần thiết phải thiết lập cơ sở pháp chế chung của ASEAN về việc thực thi khu vực thương mại tự do ASEAN.
Các đại biểu kêu gọi các nghị viện thành viên AIPA tham gia tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy và thiết lập khung pháp lý chung để tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư phù hợp với các hiệp định của ASEAN; kêu gọi các quốc gia thành viên ASEAN tiến hành các cải cách kinh tế nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại giữa các thành viên ASEAN; yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên ASEAN thực hiện các hiệp định kinh tế nhằm cải cách các quy định về thương mại và đầu tư hướng tới hiện thực hóa tầm nhìn ASEAN 2020; kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn trong ASEAN tiến tới một chế độ thương mại và kinh tế quốc tế công bằng và bình đẳng hơn theo cơ cấu của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Tại hội nghị AIPA 28, tổ chức này đã ban hành nghị quyết về vai trò của các nghị sỹ trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, kêu gọi tất cả các nước thành viên ASEAN và AIPA tăng cường tham gia vào hợp tác liên nghị viện nhằm phát huy vai trò của các nghị sỹ như một công cụ hữu hiệu trong việc theo đuổi và thực hiện tầm nhìn về Cộng đồng ASEAN; khuyến khích tất cả các nước thành viên AIPA tiếp tục cam kết và hỗ trợ các nỗ lực nhằm phát triển mối liên hệ và trao đổi giữa các dân tộc, phù hợp với mục tiêu xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đến năm 2015. Yêu cầu tất cả các nước thành viên ASEAN có những chiến lược phù hợp và áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo sự tham gia tích cực, năng động của các nghị sỹ ASEAN vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 36 (AIPA-36), các đại biểu kêu gọi tất cả các nước thành viên ASEAN thực hiện một cách có hiệu quả các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến chống khủng bố; yêu cầu các nghị viện thành viên AIPA ủng hộ mạnh mẽ Nghị quyết 2178 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chống chủ nghĩa khủng bố.
Các đại biểu đều nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN trong chống các tổ chức khủng bố, cực đoan; kêu gọi các nước thành viên ASEAN ủng hộ nguyên tắc ôn hòa như một biện pháp quan trọng chống các hình thức khủng bố và thúc đẩy đối thoại, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau; tăng cường tuân thủ luật pháp quốc tế và thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên nhằm duy trì hòa bình, an ninh và cùng tồn tại hài hòa trong củng cố Cộng đồng Chính trị-An ninh hướng tới toàn diện.
Các đại biểu cũng đã thảo luận và thông qua dự thảo Nghị quyết về tăng cường hợp tác liên khu vực và hội nhập nội khối trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp, dự thảo Nghị quyết về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN và dự thảo Nghị quyết về tăng cường vai trò của Nghị viện trong thực hiện các cam kết về Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau năm 2015.
Các đại biểu kêu gọi các nước thành viên tăng cường phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng cường năng lực cạnh tranh; tạo cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các liên doanh để khám phá các thị trường mới; thuận lợi hóa việc xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan và rà soát các rào cản phi thuế quan làm cản trở sự lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động lành nghề cũng như thực hiện các biện pháp thuận lợi hóa thương mại, làm cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN trở thành điểm kinh doanh năng động, bao gồm cả phát triển năng lực cốt lõi và trình độ chuyên môn, kỹ năng ngành nghề trong các lĩnh vực.
Các đại biểu cũng đề cập đến vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và khuyến khích mạnh mẽ các nghị viện thành viên AIPA tập trung vào việc đạt được các mục tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong 10 năm tới, từ 2016-2025.
Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung bàn thảo, xem xét dự thảo Nghị quyết về Bảo vệ quyền của người cao tuổi và tăng cường chất lượng cuộc sống của họ, dự thảo Nghị quyết về tăng cường giáo dục đại học trong ASEAN hướng tới một Cộng đồng ASEAN toàn diện...
Trong giai đoạn hiện nay, AIPA đang cố gắng hỗ trợ đắc lực ASEAN trong việc thực thi, đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống. AIPA cũng tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để ASEAN thực thi các lộ trình và chương trình hành động của mình.
AIPA cũng hỗ trợ các nước trong việc thực thi các quyết định của ASEAN vào cuộc sống bằng các biện pháp xây dựng thể chế, nâng cao năng lực của nghị viện các nước thành viên, như tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm về việc áp dụng điều khoản của luật pháp quốc tế và các điều ước đa phương, xây dựng thể chế, phát triển năng lực.
AIPA và các thành viên của AIPA còn theo dõi, giám sát và phản hồi ý kiến về việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án lớn của ASEAN, qua đó giúp ASEAN thấy rõ hơn tác động và hiệu quả các chương trình hành động và có các điều chỉnh cần thiết nhằm tăng cường hiệu quả trong các chu kỳ chính sách sau./.
Tổng thống Myanmar cam kết chuyển giao quyền lực cho chính phủ mới  (15/11/2015)
Tổng thống Myanmar cam kết chuyển giao quyền lực cho chính phủ mới  (15/11/2015)
Kỷ niệm 85 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (15/11/2015)
Bắc thêm nhiều nhịp cầu yêu thương  (15/11/2015)
Khánh thành dự án ươm tạo công nghệ cao Việt Nam-Hàn Quốc  (15/11/2015)
Phản ứng của một số nước về loạt vụ khủng bố tại Pháp  (14/11/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay