Phản ứng của một số nước về loạt vụ khủng bố tại Pháp
22:57, ngày 14-11-2015
TCCSĐT - Ngay sau loạt khủng bố gây nhiều thiệt hại và thương vong xảy ra tại Pháp, nhiều quốc gia đã có những động thái khác nhau.
Tại Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 14-11 cho biết Trung Quốc kịch liệt lên án các vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Paris của Pháp khiến khoảng 140 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong đêm 13-11.
Tại Thái Lan, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã thay mặt cho Chính phủ Hoàng Thái Lan và người dân Vương quốc Thái Lan, gửi lời chia buồn và cảm thông sâu sắc nhất tới gia đình và nạn nhân của các vụ tấn công đẫm máu trên. Nhà chức trách Thái Lan cũng đã ban hành lệnh thắt chặt an ninh sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở thủ đô Paris. Lực lượng an ninh đã được tăng cường tại các địa điểm du lịch chính ở thủ đô Bangkok và trên toàn quốc cũng như khu vực biên giới của Thái Lan với các nước láng giềng. Tuy nhiên các chuyến bay từ sân bay Suvarnabhumi đến Paris vẫn được duy trì.
Tại Malaysia, Thủ tướng Malaysia Najib Razak viết trên mạng xã hội Facebook: “Malaysia lên án các vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhằm vào những thường dân vô tội tại Paris. Chúng ta cần phải đoàn kết trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.”
Tại Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng: “Đây là vụ tấn công nhằm vào toàn thể nhân loại”. Ông dự kiến sẽ lên đường tới Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, nơi chủ nghĩa khủng bố cũng nằm trong chương trình hội nghị.
Tại Hàn Quốc, trong một cuộc họp khẩn được tổ chức để xem xét tình trạng an ninh của các Hàn kiều tại Pháp sau các vụ nã đạn, đánh bom và bắt con tin, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae-yul nói: “Chúng tôi bị sốc và cảm thấy tức giận đối với vụ việc tàn ác đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Chúng tôi chia buồn sâu sắc với các nạn nhân và gia đình họ cũng như Chính phủ và người dân Pháp.” Bộ Ngoại giao Hàn Quốc còn cho biết sẽ phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Pháp và các bộ khác có liên quan để cung cấp thông tin cập nhật về những diễn biến mới nhất và đảm bảo an toàn cho Hàn kiều tại Pháp.
Tại Syria, Tổng thống nước này ông Bashar al-Assad tuyên bố chính sách của Pháp đã góp phần khiến "khủng bố lan rộng" mà đỉnh điểm là các vụ tấn công bằng súng và bom vừa qua tại Paris làm 128 người thiệt mạng. Trong buổi tiếp một phái đoàn các nghị sỹ Pháp tại Damascus, ông Assad nói: "Các chính sách sai lầm (của Pháp)... đã góp phần khiến khủng bố lan rộng. Các vụ tấn công khủng bố nhằm vào thủ đô Paris của Pháp không thể tách rời điều xảy ra tại thủ đô Beirut của Liban mới đây hay những gì đã xảy ra ở Syria trong 5 năm qua cũng như các khu vực khác."
Tại Vienna, phát biểu tại hội nghị quốc tế về Syria tại, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố các vụ tấn công đẫm máu ở Paris cho thấy cần có hành động mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống các nhóm thánh chiến cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hay Al-Nusra. Trong khi đó, phát biểu sau cuộc hội đàm với ông Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng thế giới đang chứng kiến một loại "chủ nghĩa phátxít vừa cổ xưa vừa hiện đại... tìm cách phá hủy, tạo ra sự hỗn loạn và reo rắc nỗi sợ hãi".
Tại Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi quốc tế đoàn kết thực sự để triển khai hiệu quả cuộc chiến chống khủng bố. Ông khẳng định Nga sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Pháp trong cuộc điều tra về những vụ tấn công này.
Tại Đức, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà sẽ họp với các bộ trưởng để thảo luận về các vụ tấn công ở Paris và tất cả những vấn đề liên quan, đồng thời cam kết thực hiện mọi nỗ lực nhằm hỗ trợ Pháp truy lùng thủ phạm và chống khủng bố.
Tại Anh, Thủ tướng Anh David Cameron cũng thông báo sẽ lập tức triệu tập cuộc họp của ủy ban khẩn cấp (COBRA) thuộc chính phủ sau khi xảy ra hàng loạt vụ tấn công kinh hoàng tại thủ đô nước Pháp.
Tại Iran, Ngoại trưởng nước này Mohammad Javad Zarif ngày 14-11 cho biết, do các vụ tấn công khủng bố ở Paris và sau khi trao đổi với các nước chủ nhà, Tổng thống Iran đã lùi chuyến thăm Italy, Vatican và Pháp dự kiến diễn ra trong cuối tuần này tới một thời điểm thích hợp hơn. Trong một bức điện gửi người đồng cấp Pháp Francois Hollande, Tổng thống Rouhani đã cực lực lên án các cuộc tấn công ở Paris, gọi đó là “tội ác chống lại loài người,” đồng thời gửi lời chia buồn tới nhân dân và chính phủ Pháp.
Tại Việt Nam, ngày 14-11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Tổng thống Pháp Francois Hollande; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Thủ tướng Pháp Manuel Valls. Cùng ngày Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện chia buồn tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Laurent Fabius.
Trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những vụ tấn công tại Pháp ngày 13-11-2015 khiến nhiều người thiệt mạng, bị thương và bị bắt làm con tin, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Chúng tôi hết sức bàng hoàng và lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào dân thường xảy ra vào ngày 13-11-2015 tại Pháp khiến nhiều người bị thiệt mạng và bị thương. Việt Nam xin chia sẻ những đau thương, mất mát to lớn mà Chính phủ, nhân dân Pháp cũng như gia đình những nạn nhân đang phải hứng chịu. Chúng tôi tin tưởng rằng với những nỗ lực mà Chính phủ và nhân dân Pháp đang triển khai, những kẻ thủ ác phải bị trừng trị đích đáng"./.
Tại Thái Lan, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã thay mặt cho Chính phủ Hoàng Thái Lan và người dân Vương quốc Thái Lan, gửi lời chia buồn và cảm thông sâu sắc nhất tới gia đình và nạn nhân của các vụ tấn công đẫm máu trên. Nhà chức trách Thái Lan cũng đã ban hành lệnh thắt chặt an ninh sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở thủ đô Paris. Lực lượng an ninh đã được tăng cường tại các địa điểm du lịch chính ở thủ đô Bangkok và trên toàn quốc cũng như khu vực biên giới của Thái Lan với các nước láng giềng. Tuy nhiên các chuyến bay từ sân bay Suvarnabhumi đến Paris vẫn được duy trì.
Tại Malaysia, Thủ tướng Malaysia Najib Razak viết trên mạng xã hội Facebook: “Malaysia lên án các vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhằm vào những thường dân vô tội tại Paris. Chúng ta cần phải đoàn kết trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.”
Tại Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng: “Đây là vụ tấn công nhằm vào toàn thể nhân loại”. Ông dự kiến sẽ lên đường tới Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, nơi chủ nghĩa khủng bố cũng nằm trong chương trình hội nghị.
Tại Hàn Quốc, trong một cuộc họp khẩn được tổ chức để xem xét tình trạng an ninh của các Hàn kiều tại Pháp sau các vụ nã đạn, đánh bom và bắt con tin, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae-yul nói: “Chúng tôi bị sốc và cảm thấy tức giận đối với vụ việc tàn ác đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Chúng tôi chia buồn sâu sắc với các nạn nhân và gia đình họ cũng như Chính phủ và người dân Pháp.” Bộ Ngoại giao Hàn Quốc còn cho biết sẽ phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Pháp và các bộ khác có liên quan để cung cấp thông tin cập nhật về những diễn biến mới nhất và đảm bảo an toàn cho Hàn kiều tại Pháp.
Tại Syria, Tổng thống nước này ông Bashar al-Assad tuyên bố chính sách của Pháp đã góp phần khiến "khủng bố lan rộng" mà đỉnh điểm là các vụ tấn công bằng súng và bom vừa qua tại Paris làm 128 người thiệt mạng. Trong buổi tiếp một phái đoàn các nghị sỹ Pháp tại Damascus, ông Assad nói: "Các chính sách sai lầm (của Pháp)... đã góp phần khiến khủng bố lan rộng. Các vụ tấn công khủng bố nhằm vào thủ đô Paris của Pháp không thể tách rời điều xảy ra tại thủ đô Beirut của Liban mới đây hay những gì đã xảy ra ở Syria trong 5 năm qua cũng như các khu vực khác."
Tại Vienna, phát biểu tại hội nghị quốc tế về Syria tại, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố các vụ tấn công đẫm máu ở Paris cho thấy cần có hành động mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống các nhóm thánh chiến cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hay Al-Nusra. Trong khi đó, phát biểu sau cuộc hội đàm với ông Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng thế giới đang chứng kiến một loại "chủ nghĩa phátxít vừa cổ xưa vừa hiện đại... tìm cách phá hủy, tạo ra sự hỗn loạn và reo rắc nỗi sợ hãi".
Tại Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi quốc tế đoàn kết thực sự để triển khai hiệu quả cuộc chiến chống khủng bố. Ông khẳng định Nga sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Pháp trong cuộc điều tra về những vụ tấn công này.
Tại Đức, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà sẽ họp với các bộ trưởng để thảo luận về các vụ tấn công ở Paris và tất cả những vấn đề liên quan, đồng thời cam kết thực hiện mọi nỗ lực nhằm hỗ trợ Pháp truy lùng thủ phạm và chống khủng bố.
Tại Anh, Thủ tướng Anh David Cameron cũng thông báo sẽ lập tức triệu tập cuộc họp của ủy ban khẩn cấp (COBRA) thuộc chính phủ sau khi xảy ra hàng loạt vụ tấn công kinh hoàng tại thủ đô nước Pháp.
Tại Iran, Ngoại trưởng nước này Mohammad Javad Zarif ngày 14-11 cho biết, do các vụ tấn công khủng bố ở Paris và sau khi trao đổi với các nước chủ nhà, Tổng thống Iran đã lùi chuyến thăm Italy, Vatican và Pháp dự kiến diễn ra trong cuối tuần này tới một thời điểm thích hợp hơn. Trong một bức điện gửi người đồng cấp Pháp Francois Hollande, Tổng thống Rouhani đã cực lực lên án các cuộc tấn công ở Paris, gọi đó là “tội ác chống lại loài người,” đồng thời gửi lời chia buồn tới nhân dân và chính phủ Pháp.
Tại Việt Nam, ngày 14-11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Tổng thống Pháp Francois Hollande; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Thủ tướng Pháp Manuel Valls. Cùng ngày Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện chia buồn tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Laurent Fabius.
Trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những vụ tấn công tại Pháp ngày 13-11-2015 khiến nhiều người thiệt mạng, bị thương và bị bắt làm con tin, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Chúng tôi hết sức bàng hoàng và lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào dân thường xảy ra vào ngày 13-11-2015 tại Pháp khiến nhiều người bị thiệt mạng và bị thương. Việt Nam xin chia sẻ những đau thương, mất mát to lớn mà Chính phủ, nhân dân Pháp cũng như gia đình những nạn nhân đang phải hứng chịu. Chúng tôi tin tưởng rằng với những nỗ lực mà Chính phủ và nhân dân Pháp đang triển khai, những kẻ thủ ác phải bị trừng trị đích đáng"./.
Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ va chạm ở Biển Đông  (14/11/2015)
Khai mạc hội đàm Syria giữa lúc xảy ra vụ khủng bố Paris  (14/11/2015)
Hội nghị các quan chức cao cấp tổng kết APEC năm 2015  (14/11/2015)
Nông nghiệp Việt Nam đứng trước thách thức gay gắt  (14/11/2015)
Trao tăng huy hiệu Đảng cho nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An  (14/11/2015)
Thủ tướng New Zealand John Key bắt đầu thăm chính thức Việt Nam  (14/11/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên