“Xây dựng công trình nhân tạo trên biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực”
21:44, ngày 25-07-2015
TCCSĐT- Đó là chủ đề Hội thảo quốc tế do trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Luật gia Việt Nam diễn ra vào ngày 25-7-2015 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, đây là thông tin từ cuộc họp báo chiều 24-7-2015.
Chủ trì buổi họp báo có: GS, TS. Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; GS, TS. Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; GS, TS. Erik Franckx, Trọng tài viên Tòa Trọng tài thường trực quốc tế La Haye - Hà Lan, Trưởng khoa Luật Quốc tế và Luật châu Âu, Đại học Vrije, Vương quốc Bỉ.
GS, TS. Lê Minh Tâm cho biết, Hội thảo sẽ có sự tham gia của hơn 20 chuyên gia, học giả về luật quốc tế, luật biển quốc tế. Đây là những chuyên gia, học giả có uy tín khoa học lớn đến từ Liên bang Nga, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam sẽ trình bày tham luận tại hội thảo. Hội thảo này sẽ làm rõ đối với 3 nhóm chủ đề chính như sau: Chủ đề 1: Khía cạnh pháp lý liên quan đến đảo và công trình, thiết bị nhân tạo theo quy định của Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Chủ đề 2: Tác động của việc xây dựng đảo, công trình, thiết bị nhân tạo đối với hòa bình, an ninh, kinh tế và thương mại khu vực. Chủ đề 3: làm rõ mưu đồ của Trung Quốc trong việc xây dựng các đảo nhân tạo và cải tạo bất hợp pháp đối với các đảo, bãi cạn và bãi đá trên vùng biển Đông và ảnh hưởng của nó đối với hòa bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không và phát triển thương mại trong khu vực.
Theo GS, TS. Mai Hồng Quỳ, Hội thảo đã thu hút được 22 bài tham luận và dự kiến sẽ có 10 bài tham luận chất lượng tốt trình bày tại hội thảo. Các bài tham luận tập trung phân tích, đánh giá cụ thể, thấu đáo các hành vi xây dựng đảo và thiết bị, công trình nhân tạo trên biển Đông của Trung Quốc từ góc độ pháp luật quốc tế và mức độ vi phạm của chúng đối với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của Việt Nam và các quốc gia ven biển; cũng như đánh giá tác động của các hành vi này đối với hòa bình, an ninh, hợp tác kinh tế trong khu vực. Quan điểm khoa học của các học giả trong nước và quốc tế tại hội thảo này sẽ góp phần tích cực cho chúng ta xây dựng các chiến lược và giải pháp bảo vệ các quyền lợi của quốc gia phù hợp và hiệu quả.
Cũng theo GS, TS. Mai Hồng Quỳ, những kết quả thu được tại Hội thảo, sẽ được Ban Tổ chức hội thảo tổng hợp và gửi đến Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Văn phòng Quốc hội, các đoàn Đại biểu quốc hội, các cơ quan thông tấn báo chí, ASEAN./.
GS, TS. Lê Minh Tâm cho biết, Hội thảo sẽ có sự tham gia của hơn 20 chuyên gia, học giả về luật quốc tế, luật biển quốc tế. Đây là những chuyên gia, học giả có uy tín khoa học lớn đến từ Liên bang Nga, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam sẽ trình bày tham luận tại hội thảo. Hội thảo này sẽ làm rõ đối với 3 nhóm chủ đề chính như sau: Chủ đề 1: Khía cạnh pháp lý liên quan đến đảo và công trình, thiết bị nhân tạo theo quy định của Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Chủ đề 2: Tác động của việc xây dựng đảo, công trình, thiết bị nhân tạo đối với hòa bình, an ninh, kinh tế và thương mại khu vực. Chủ đề 3: làm rõ mưu đồ của Trung Quốc trong việc xây dựng các đảo nhân tạo và cải tạo bất hợp pháp đối với các đảo, bãi cạn và bãi đá trên vùng biển Đông và ảnh hưởng của nó đối với hòa bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không và phát triển thương mại trong khu vực.
Theo GS, TS. Mai Hồng Quỳ, Hội thảo đã thu hút được 22 bài tham luận và dự kiến sẽ có 10 bài tham luận chất lượng tốt trình bày tại hội thảo. Các bài tham luận tập trung phân tích, đánh giá cụ thể, thấu đáo các hành vi xây dựng đảo và thiết bị, công trình nhân tạo trên biển Đông của Trung Quốc từ góc độ pháp luật quốc tế và mức độ vi phạm của chúng đối với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của Việt Nam và các quốc gia ven biển; cũng như đánh giá tác động của các hành vi này đối với hòa bình, an ninh, hợp tác kinh tế trong khu vực. Quan điểm khoa học của các học giả trong nước và quốc tế tại hội thảo này sẽ góp phần tích cực cho chúng ta xây dựng các chiến lược và giải pháp bảo vệ các quyền lợi của quốc gia phù hợp và hiệu quả.
Cũng theo GS, TS. Mai Hồng Quỳ, những kết quả thu được tại Hội thảo, sẽ được Ban Tổ chức hội thảo tổng hợp và gửi đến Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Văn phòng Quốc hội, các đoàn Đại biểu quốc hội, các cơ quan thông tấn báo chí, ASEAN./.
Thủ tướng đánh giá cao thành tựu của sàn chứng khoán sau 15 năm  (25/07/2015)
Điện mừng nhân kỷ niệm 62 năm cuộc tấn công trại lính Moncada  (25/07/2015)
Đại sứ Việt Nam trình quốc thư tại Nepal và gặp doanh nghiệp  (25/07/2015)
Đại hội Đảng bộ Bộ Xây dựng lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020)  (25/07/2015)
Sơ kết thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 6 tháng đầu năm 2015  (24/07/2015)
Chủ tịch nước thăm và làm việc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  (24/07/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên