Chủ tịch nước thăm và làm việc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
23:00, ngày 24-07-2015
TCCSĐT - Ngày 24-7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chủ tịch nước đã khảo sát một số khu công nghiệp và tìm hiểu về đời sống và hoạt động của bà con ngư dân tại cảng cá xa bờ Cát Lở, một trong những cảng cá lớn nhất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vũng Tàu là thành phố 3 mặt giáp biển, không chỉ là địa chỉ du lịch nổi tiếng mà còn là địa phương đứng thứ 2 cả nước về số lượng tàu cá và sản lượng khai thác năm 2014 đạt 181.000 tấn/ năm, giá trị sản xuất: 4.800 tỷ đồng.
Báo cáo với Chủ tịch nước, lãnh đạo cảng và bà con ngư dân cho biết, Cảng Cát Lở vừa là cảng dịch vụ, vừa là nơi sơ chế và trung chuyển các loại hải sản rất thuận lợi. Bà con vui mừng khi Nghị định 67 về hỗ trợ nghề cá ra đời, nhưng cũng phản ánh trong quá trình triển khai gặp một số vướng mắc về hỗ trợ vốn, cải hoán, về mẫu đóng tàu mới và khó khăn đầu ra của thị trường.
Trao đổi với bà con ngư dân, Chủ tịch nước cho rằng ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu là rất lớn, có thể nâng cao sản lượng, nhưng cần tính đến việc khai thác theo kế hoạch, tránh tận thu.
Chủ tịch nước căn dặn, bà con cần tích cực đánh bắt cá tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, đồng thời hiểu rõ ngư trường quốc tế và pháp luật nước sở tại, hạn chế tình trạng bị nước ngoài bắt giữ xử phạt.
Chủ tịch nước khẳng định Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện và quan tâm đến bà con hoạt động trên biển, trao đổi với các nước giải quyết các vùng chồng lấn để bà con yên tâm đánh bắt, bám biển dài ngày.
Ghi nhận những kiến nghị của bà con về vướng mắc của Nghị định 67, Chủ tịch nước cho rằng Chính phủ đã và đang tiếp thu nghiên cứu sửa đổi nhằm đáp ứng 2 nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển là phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tiếp đó, Chủ tịch nước đã đến thăm Công ty TNHH Vietubes - doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam với Nhật Bản và Na Uy, chuyên gia công các loại đường ống dẫn cho ngành dầu khí, dây chuyền sản xuất ống dẫn cho ngành dầu khí.
Chủ tịch nước lưu ý, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp cần có sự chuẩn bị. Thực tế đòi hỏi các bộ, ngành địa phương phải tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai các ngành công nghiệp dịch vụ, phụ trợ theo hướng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có sự phân công lao động ở từng công đoạn.
Các doanh nghiệp nội cần dựa vào điều kiện đặc thù, chuyên biệt để phát triển. Vietubes là doanh nghiệp đã khẳng định được vị thế, có sản phẩm nhận được chứng chỉ chất lượng của các tổ chức quốc tế. Bởi vậy, trong bối cảnh doanh nghiệp cả nước tham gia nền sản xuất hội nhập sâu, Vietubes cần cố gắng vươn lên, đi tiên phong để hỗ trợ các đơn vị nhỏ.
Thăm công trường xây dựng khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3, Chủ tịch nước hoan nghênh nhà đầu tư Nhật Bản đã tích cực triển khai dự án với nhiều phương tiện, nhà xưởng được tập kết nhanh; tiến độ giải phóng mặt bằng khẩn trương, đã hình thành được bộ máy nhân sự điều hành dự án với sự góp mặt của các chuyên gia nước ngoài và lao động Việt Nam.
Chủ tịch nước đề nghị các nhà đầu tư tập trung lựa chọn ngành nghề đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam như cơ khí nông nghiệp, giao thông...
Nhắc đến những mô hình kinh tế ưu việt của Nhật Bản về khu công nghiệp, khu chế xuất, Chủ tịch nước cho rằng, nếu làm tốt, sản phẩm của khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ sẽ nhanh chóng được thị trường chấp nhận.
Đi liền với ngành công nghiệp chuyên sâu, các nhà đầu tư cần chú trọng thúc đẩy phát triển các dự án công nghiệp phụ trợ; cụ thể hóa các cam kết giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
Khu Công nghiệp Phú Mỹ 3 được xây dựng từ chủ trương hợp tác của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, theo hướng chuyên sâu về cơ khí chế tạo và điện tử, có quy hoạch 1.050ha.
Đến nay, Khu công nghiệp đạt giá trị thực hiện gần 490 tỷ đồng gồm các hạng mục giải phóng mặt bằng, hạ tầng điện nước, thông tin liên lạc, giao thông nội bộ.
Cùng ngày, tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự lễ khánh thành Dự án mở rộng sản xuất Công ty Thép Vina Kyoei.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng trước thành công của Dự án thép Vina Kyoei sau gần 21 năm hoạt động đã không ngừng phát triển trên đất Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nhìn lại những ngày đầu vượt qua khó khăn để có được cơ ngơi của Vina Kyoei như hiện tại, Chủ tịch nước nhấn mạnh thành công của các nhà đầu tư Nhật Bản cũng chính là thành công của Việt Nam.
Chủ tịch nước cho rằng Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã ký nhiều văn bản hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Với sự trợ giúp của Nhật Bản - một quốc gia có công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, trong tương lai gần, công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo máy sẽ có bước phát triển.
Chủ tịch nước tin tưởng Công ty Vina Kyoei với vai trò là đối tác hợp tác sâu rộng, sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả với dự án vừa mới được khánh thành; đồng thời nhanh chóng đưa dự án mở rộng giai đoạn 3 vào hoạt động; hình thành chuỗi dự án công nghiệp - dịch vụ kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Bà Rịa - Vũng Tàu, đem lại khởi sắc cho kinh tế vùng.
Được cấp giấy phép đầu tư đầu tiên ngày 28-1-1994, với tổng vốn đầu tư 69 triệu USD, đến nay Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thép Vina Kyoei đã sản xuất và cung cấp cho thị trường gần 6 triệu tấn thép xây dựng các loại.
Với tổng mức đầu tư 180 triệu USD, được thực hiện trong vòng 3 năm, hiện Vina Kyoei đã hoàn thành xây dựng nhà máy luyện và cán thép số 2, đưa quy mô sản xuất của công ty lên gần gấp đôi so với trước đây. Nhà máy mới đã sử dụng các thiết bị sản xuất mới nhất với công nghệ cán trực tiếp.
Là liên doanh đầu tiên giữa Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thép, dự kiến trong 5 năm tới, Vina Kyoei sẽ đẩy mạnh công suất sản xuất lên 800.000 đến 1.000.000 tấn thép/năm để đáp ứng nhu cầu xây dựng của đất nước./.
Vũng Tàu là thành phố 3 mặt giáp biển, không chỉ là địa chỉ du lịch nổi tiếng mà còn là địa phương đứng thứ 2 cả nước về số lượng tàu cá và sản lượng khai thác năm 2014 đạt 181.000 tấn/ năm, giá trị sản xuất: 4.800 tỷ đồng.
Báo cáo với Chủ tịch nước, lãnh đạo cảng và bà con ngư dân cho biết, Cảng Cát Lở vừa là cảng dịch vụ, vừa là nơi sơ chế và trung chuyển các loại hải sản rất thuận lợi. Bà con vui mừng khi Nghị định 67 về hỗ trợ nghề cá ra đời, nhưng cũng phản ánh trong quá trình triển khai gặp một số vướng mắc về hỗ trợ vốn, cải hoán, về mẫu đóng tàu mới và khó khăn đầu ra của thị trường.
Trao đổi với bà con ngư dân, Chủ tịch nước cho rằng ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu là rất lớn, có thể nâng cao sản lượng, nhưng cần tính đến việc khai thác theo kế hoạch, tránh tận thu.
Chủ tịch nước căn dặn, bà con cần tích cực đánh bắt cá tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, đồng thời hiểu rõ ngư trường quốc tế và pháp luật nước sở tại, hạn chế tình trạng bị nước ngoài bắt giữ xử phạt.
Chủ tịch nước khẳng định Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện và quan tâm đến bà con hoạt động trên biển, trao đổi với các nước giải quyết các vùng chồng lấn để bà con yên tâm đánh bắt, bám biển dài ngày.
Ghi nhận những kiến nghị của bà con về vướng mắc của Nghị định 67, Chủ tịch nước cho rằng Chính phủ đã và đang tiếp thu nghiên cứu sửa đổi nhằm đáp ứng 2 nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển là phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tiếp đó, Chủ tịch nước đã đến thăm Công ty TNHH Vietubes - doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam với Nhật Bản và Na Uy, chuyên gia công các loại đường ống dẫn cho ngành dầu khí, dây chuyền sản xuất ống dẫn cho ngành dầu khí.
Chủ tịch nước lưu ý, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp cần có sự chuẩn bị. Thực tế đòi hỏi các bộ, ngành địa phương phải tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai các ngành công nghiệp dịch vụ, phụ trợ theo hướng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có sự phân công lao động ở từng công đoạn.
Các doanh nghiệp nội cần dựa vào điều kiện đặc thù, chuyên biệt để phát triển. Vietubes là doanh nghiệp đã khẳng định được vị thế, có sản phẩm nhận được chứng chỉ chất lượng của các tổ chức quốc tế. Bởi vậy, trong bối cảnh doanh nghiệp cả nước tham gia nền sản xuất hội nhập sâu, Vietubes cần cố gắng vươn lên, đi tiên phong để hỗ trợ các đơn vị nhỏ.
Thăm công trường xây dựng khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3, Chủ tịch nước hoan nghênh nhà đầu tư Nhật Bản đã tích cực triển khai dự án với nhiều phương tiện, nhà xưởng được tập kết nhanh; tiến độ giải phóng mặt bằng khẩn trương, đã hình thành được bộ máy nhân sự điều hành dự án với sự góp mặt của các chuyên gia nước ngoài và lao động Việt Nam.
Chủ tịch nước đề nghị các nhà đầu tư tập trung lựa chọn ngành nghề đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam như cơ khí nông nghiệp, giao thông...
Nhắc đến những mô hình kinh tế ưu việt của Nhật Bản về khu công nghiệp, khu chế xuất, Chủ tịch nước cho rằng, nếu làm tốt, sản phẩm của khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ sẽ nhanh chóng được thị trường chấp nhận.
Đi liền với ngành công nghiệp chuyên sâu, các nhà đầu tư cần chú trọng thúc đẩy phát triển các dự án công nghiệp phụ trợ; cụ thể hóa các cam kết giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
Khu Công nghiệp Phú Mỹ 3 được xây dựng từ chủ trương hợp tác của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, theo hướng chuyên sâu về cơ khí chế tạo và điện tử, có quy hoạch 1.050ha.
Đến nay, Khu công nghiệp đạt giá trị thực hiện gần 490 tỷ đồng gồm các hạng mục giải phóng mặt bằng, hạ tầng điện nước, thông tin liên lạc, giao thông nội bộ.
Cùng ngày, tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự lễ khánh thành Dự án mở rộng sản xuất Công ty Thép Vina Kyoei.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng trước thành công của Dự án thép Vina Kyoei sau gần 21 năm hoạt động đã không ngừng phát triển trên đất Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nhìn lại những ngày đầu vượt qua khó khăn để có được cơ ngơi của Vina Kyoei như hiện tại, Chủ tịch nước nhấn mạnh thành công của các nhà đầu tư Nhật Bản cũng chính là thành công của Việt Nam.
Chủ tịch nước cho rằng Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã ký nhiều văn bản hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Với sự trợ giúp của Nhật Bản - một quốc gia có công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, trong tương lai gần, công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo máy sẽ có bước phát triển.
Chủ tịch nước tin tưởng Công ty Vina Kyoei với vai trò là đối tác hợp tác sâu rộng, sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả với dự án vừa mới được khánh thành; đồng thời nhanh chóng đưa dự án mở rộng giai đoạn 3 vào hoạt động; hình thành chuỗi dự án công nghiệp - dịch vụ kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Bà Rịa - Vũng Tàu, đem lại khởi sắc cho kinh tế vùng.
Được cấp giấy phép đầu tư đầu tiên ngày 28-1-1994, với tổng vốn đầu tư 69 triệu USD, đến nay Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thép Vina Kyoei đã sản xuất và cung cấp cho thị trường gần 6 triệu tấn thép xây dựng các loại.
Với tổng mức đầu tư 180 triệu USD, được thực hiện trong vòng 3 năm, hiện Vina Kyoei đã hoàn thành xây dựng nhà máy luyện và cán thép số 2, đưa quy mô sản xuất của công ty lên gần gấp đôi so với trước đây. Nhà máy mới đã sử dụng các thiết bị sản xuất mới nhất với công nghệ cán trực tiếp.
Là liên doanh đầu tiên giữa Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thép, dự kiến trong 5 năm tới, Vina Kyoei sẽ đẩy mạnh công suất sản xuất lên 800.000 đến 1.000.000 tấn thép/năm để đáp ứng nhu cầu xây dựng của đất nước./.
Đoàn Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Lào  (24/07/2015)
Giáo sư Lưu Lệ Hằng - Người con xa xứ luôn hướng về quê hương  (24/07/2015)
Việt Nam dứt khoát kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép  (24/07/2015)
Dấu mốc mới trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan  (24/07/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay