Truyền thông châu Âu đánh giá cao FTA giữa Việt Nam và EAEU
Ngày 01-6, mạng tin châu Âu Euro Presse Image đã đăng trên trang nhất bài báo với tiêu đề “Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) thành lập Khu vực mậu dịch tự do chung”, khẳng định sự kiện này đánh dấu sự hội nhập hơn nữa của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bài báo dẫn đánh giá của Reuters cho rằng Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đạt được giữa EAEU và Việt Nam là hiệp định đầu tiên mà liên minh này ký với một bên thứ ba. Sự kiện này diễn ra vào thời điểm có lợi cho EAEU (gồm Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) trong bối gia tăng cảnh căng thẳng giữa Moskva và phương Tây, bởi liên minh này được thành lập theo ý tưởng của Nga và đang nỗ lực tăng cường sự hiện diện tại thị trường châu Á.
Tác giả cũng dẫn nhận định của Chủ tịch Ban thường trực Ủy ban Kinh tế Á-Âu Viktor Khristenko cho rằng thỏa thuận này sẽ giúp EAEU mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư với Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
Trong khi đó, Việt Nam là thành viên ASEAN, có vai trò tích cực trong hiệp hội, sẽ là cầu nối giữa EAEU và ASEAN, giúp liên minh này thâm nhập thị trường 600 triệu dân với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 2.500 tỷ USD.
Ngược lại, Việt Nam cũng có lợi khi hưởng những điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường 175 triệu dân với GDP ước đạt 1.500 tỷ USD này. Kim ngạch thương mại hai chiều được dự báo sẽ tăng 18% đến 20%/năm, đứng ở mức 10 tỷ USD đến 12 tỷ USD vào năm 2020 so với mức khoảng 4 tỷ USD của năm 2014.
Theo bài báo, FTA ký kết giữa Việt Nam và EAEU bao gồm các chương chính về thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), thuận lợi hóa hải quan, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), công nghệ điện tử trong thương mại, cạnh tranh, pháp lý và thể chế.
Trong phát biểu sau lễ ký, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá thỏa thuận này thể hiện tầm nhìn chiến lược của EAEU trong quan hệ hợp tác với châu Á-Thái Bình Dương, khu vực được đánh giá năng động và thúc đẩy nền kinh tế thế giới.
Bài báo khẳng định FTA giữa Việt Nam và EAEU đánh dấu sự hội nhập hơn nữa của Việt Nam trên trường quốc tế khi nước này đã và đang hoàn thành đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do với một loạt đối tác, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Canada, Australia , New Zeland, Hàn Quốc./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ  (01/06/2015)
Thống nhất giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương  (01/06/2015)
Những biến đổi và thách thức đối với nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (01/06/2015)
Những biến đổi và thách thức đối với nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (01/06/2015)
Xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ - Tự hào lớn lên cùng đất nước  (01/06/2015)
Thay cơ chế trách nhiệm mới giảm được cấp phó ở các cấp chính quyền  (01/06/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên