Thay cơ chế trách nhiệm mới giảm được cấp phó ở các cấp chính quyền
Hôm nay (01-6), Quốc hội thảo luận về Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền.
Bên lề kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 13, đại biểu Trần Du Lịch, đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có trao đổi với phóng viên về 2 dự luật trên.
- Thưa đồng chí, đồng chí đánh giá như thế nào về việc phân cấp, phân quyền được thể hiện trong dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi và Luật Tổ chức chính quyền địa phương?
Đại biểu Trần Du Lịch: So với dự thảo trình ở Kỳ họp thứ 8 và Hội nghị đại biểu chuyên trách, dự luật Tổ chức chính quyền địa phương trình Quốc hội xem xét thông qua lần này cho thấy Chính phủ, ban soạn thảo đã cụ thể tương đối nhiều vấn đề.
Việc chế định rõ mô hình tổ chức từng loại chính quyền; đưa một số điều khoản quy định có cơ chế phân cấp, phân quyền và ủy quyền, tôi cho là điểm tiến bộ. Tuy nhiên yêu cầu làm rõ để giải quyết tình hình hiện nay là minh bạch quyền và trách nhiệm từng cấp chính quyền thì chưa đạt. Trong dự thảo mới nêu sẽ quy định ở luật chuyên ngành.
Chính quyền cấp xã, thị trấn tới quận, huyện, tỉnh, thành hiện đều có câu giống nhau về quyền và nhiệm vụ là “tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn”.
Như vậy ông xã thi hành khác ông tỉnh chỗ nào? Chính phủ thi hành ra sao? Luật cụ thể hơn để khi đọc thì chính quyền các cấp biết quyền của mình theo luật định. Điều này chưa rõ và đây là vướng mắc rất lớn trong quản lý nhà nước, dẫn tới sự chồng chéo về công vụ và tình trạng quá tải ở cấp cơ sở.
- Đồng chí từng bày tỏ quan điểm cho rằng chúng ta đã có những đột phá về thể chế kinh tế qua Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì cũng nên có bước cải cách mạnh hơn trong tổ chức bộ máy qua những luật này?
Đại biểu Trần Du Lịch: Tôi rất thông cảm với giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là trong điều kiện hiện nay thì một số vấn đề tôi và một số đại biểu nêu ra chưa thực thi được mà còn phải tiếp tục nghiên cứu.
Cái mà chúng tôi muốn đề nghị là phải cải cách trong Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương trên một số lĩnh vực và cả tài chính công, cụ thể là Luật Ngân sách Nhà nước.
Quyền và trách nhiệm phải rõ ràng để khi đọc luật người ta biết cái nào là chính phủ, cái nào là địa phương. Từ cái đó minh định được ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, minh định được nhiều vấn đề khác, là cơ sở cải cách hành chính.
Tôi muốn nói một điều, chúng ta cần một nền hành chính thống nhất nhưng hiện nay quản lý theo kiểu đồng nhất. Thống nhất phải là những nguyên tắc, còn mô hình tổ chức tùy thuộc vào đặc điểm nông thôn, thành thị, quy mô.
Khi tổ chức mô hình quản lý mà đồng nhất, không tính đặc điểm cũng giống như một loại lưới muốn bắt mọi loại cá. Đây là vấn đề cần xem xét và chúng ta hoàn toàn có thể làm được.
- Thưa đồng chí, nhiều đại biểu yêu cầu cần giảm bớt việc quy định số lượng cấp phó tại các cấp chính quyền. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao trách nhiệm người đứng đầu và không biến cấp phó thành một cấp hành chính nữa thưa đồng chí?
Đại biểu Trần Du Lịch: Trong Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương tôi đề nghị bổ sung thêm điều này. Ví dụ Sở là quản lý nhà nước chứ không phải chỉ làm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân.
Tất cả trách nhiệm quản lý về tài nguyên, môi trường là Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nâng trách nhiệm thì ông Sở không đẩy việc lên Ủy ban nhân dân và không có chuyện ông Phó Chủ tịch tỉnh biến thành một cấp, cũng như Cục chịu trách nhiệm quản lý nhà nước chứ ông lại tham mưu cho Thứ trưởng phụ trách mảng đó để xem tới xem lui thì Thứ trưởng thành một cấp.
Đây là quan điểm về mặt tổ chức. Trách nhiệm phải thuộc về người đứng đầu. Xảy ra vụ việc dù có ông Phó phụ trách thì ông Trưởng vẫn phải chịu, hay ở Bộ là Bộ trưởng chịu trách nhiệm. Không có chuyện nói tôi không biết. Còn cứ để như hiện nay thì bao nhiêu phó cũng không đủ.
Dự luật quy định khung số lượng phó để hạn chế bớt nhưng muốn bớt nữa thì là phải thay cơ chế trách nhiệm.
- Xin cảm ơn đồng chí./.
Việt Nam - Hoa Kỳ ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng  (01/06/2015)
Cung Thiếu nhi Hà Nội: 60 năm xây "Ngôi nhà chung" cho trẻ em  (01/06/2015)
Có thể hỗ trợ 50% tiền bảo hiểm xã hội khu vực lao động phi chính thức  (01/06/2015)
Quy định rõ hơn quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của Chính phủ  (01/06/2015)
Việt Nam - Malaysia nỗ lực hướng tới quan hệ đối tác chiến lược  (01/06/2015)
Việt Nam - Malaysia nỗ lực hướng tới quan hệ đối tác chiến lược  (01/06/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên