Trong bối cảnh chỉ số trung bình chứng khoán Nikkei tại Tô-ki-ô đã xuống mức thấp nhất trong 26 năm qua, Thủ tướng Nhật Bản Ta-rô A-sô, ngày 27-10, đã công bố một loạt biện pháp nhằm đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng, hỗ trợ thị trường chứng khoán nước này.

Các biện pháp được đưa ra gồm: Chính phủ sẽ tăng quỹ cứu trợ các ngân hàng, thắt chặt các hạn chế đối với hoạt động bán sớm cổ phiếu, chỉ định một cơ quan nhà nước mua lại cổ phiếu của các ngân hàng, giảm thuế đối với thu nhập từ chứng khoán và cổ tức.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Bản tiết lộ, quy mô của quỹ cứu trợ ngành ngân hàng có thể tăng từ mức dự định hai nghìn tỉ yên lên tới mười nghìn tỉ yên (khoảng 110 tỉ USD). Các biện pháp này được Thủ tướng Nhật Bản đưa ra sau cuộc thảo luận với các nghị sĩ trong đảng cầm quyền về "cơn bão tài chính".

Trong khi đó, việc đồng yên Nhật Bản tăng giá so với USD và các tiền tệ khác cũng gây lo ngại, đặc biệt là tác động trực tiếp tới xuất khẩu của Nhật Bản. Trong một tuyên bố chung, nhóm các nước G-7 bày tỏ lo ngại đồng yên tăng giá sẽ đe dọa sự ổn định tài chính; nhóm này khẳng định họ đang theo dõi chặt diễn biến thị trường và sẽ hành động khi cần thiết.

Tại Hàn Quốc, Tổng thống Li Mi-ung Bắc đã tiến hành họp khẩn cấp ngay trong ngày nghỉ (26-10) để tìm biện pháp đối phó khủng hoảng tài chính. Tuyên bố trước Quốc hội, Tổng thống Li Mi-ung Bắc khẳng định, Chính phủ sẽ giảm thuế và tăng chi tiêu để kích thích kinh tế. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) quyết định giảm lãi suất cơ bản lần thứ hai trong tháng, từ 5% xuống còn 4,25%, nhằm kích thích nền kinh tế và thị trường chứng khoán nước này.

Sau khi BOK giảm lãi suất cơ bản, chỉ số chứng khoán Kospi đã tăng 2,9%. Chính phủ Cô-oét cũng lập đội đặc nhiệm nhằm đối phó hậu quả của khủng hoảng tài chính, bảo lãnh khoản vay của các ngân hàng trong nước.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng khẳng định sẽ triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt để giải quyết những tác động bất lợi đối với nền kinh tế.

Trong khi đó, tại Bỉ, trong thông cáo mới nhất, ngân hàng KBC cho biết,Chính phủ sẽ rót 3,5 tỉ euro (tương đương 4,4 tỉ USD) hỗ trợ ngân hàng này tái thiết vốn do giá cổ phiếu sụt giảm.

Tại Ai-xơ-len, Thủ tướng nước này khẳng định cần 4 tỉ USD để ổn định nền kinh tế trước những tác động của khủng hoảng. Ai-xơ-len đang kêu gọi IMF hỗ trợ để cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tiền tệ./.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

*** Các ngân hàng bơm tiền và cung cấp khoản vay USD không giới hạn nhằm giải quyết khủng hoảng tài chính

*** Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải cách tài chính 

*** Chính phủ Đức thông qua gói cứu trợ 480 tỉ euro 

*** Khủng hoảng tạo ra trật tự thế giới tài chính mới

*** G20 cam kết đối phó với khủng hoảng tài chính

***Chứng khoán toàn cầu vẫn lao dốc không phanh

*** G-7 công bố kế hoạch đối phó khủng hoảng tài chính

*** Trật tự thế giới mới nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ở Mỹ

*** Vì sao chủ nghĩa tư bản điều chỉnh không tránh được khủng hoảng chu kỳ?

*** ECB bơm 100 tỉ USD vào các thị trường tiền tệ

*** IMF khởi động lại Chương trình trợ giúp khẩn cấp

*** Ngày thứ 2 đen tối của thị trường chứng khoán toàn cầu

*** Quốc hội Mỹ điều trần về nguyên nhân khủng hoảng

*** Một năm cuộc khủng hoảng tài chính thế giới