Cần có tầm nhìn dài hạn trong phát triển ở Đông Á
Ngày 13-11, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ chín đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Myanmar với sự tham gia của các vị lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ các nước ASEAN, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga, Hoa Kỳ và Tổng Thư ký ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị.
Tại Hội nghị, các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của Cấp cao Đông Á, diễn đàn của các nhà lãnh đạo để thúc đẩy đối thoại và hợp tác về các lĩnh vực chiến lược, chính trị, an ninh và phát triển ở khu vực; khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác EAS và trong cấu trúc khu vực; tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như năng lượng, tài chính, môi trường và quản lý thiên tai, giáo dục, bệnh dịch.
Hội nghị cũng nhấn mạnh tính hiệu quả và chia sẻ việc cần phải tính đến các cơ chế thực hiện các quyết nghị của các nhà lãnh đạo EAS một cách thích hợp. Hội nghị đánh giá cao các tiến bộ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và liên kết, hội nhập khu vực, trong đó có việc đàm phán xây dựng Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hội nghị cũng đánh giá cao sáng kiến do Việt Nam và Australia đồng bảo trợ về phòng, chống sốt rét (APLMA) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập EAS, Hội nghị đề cao các thành tựu quan trọng đã đạt được, đồng thời cần đề ra các định hướng nhằm làm hợp tác EAS hiệu quả và thiết thực hơn; tiếp tục khẳng định thúc đẩy những mục tiêu và giá trị cơ bản của EAS như đã được ghi trong Tuyên bố Kuala Lumpur năm 2005 và Tuyên bố Hà Nội năm 2010: là diễn đàn của các nhà lãnh đạo bàn về những vấn đề chiến lược, quan trọng có liên quan đến hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực; là một bộ phận cấu thành của cấu trúc khu vực Đông Á vì hòa bình, hợp tác và phát triển.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Ngân hàng châu Á đã được mời tham dự với tư cách là khách của Chủ tịch ASEAN và Hội nghị đã thảo luận về hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế của khu vực.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điểm lại những đóng góp quan trọng của Cấp cao Đông Á vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Là diễn đàn của các nhà lãnh đạo bàn về các vấn đề chiến lược, Cấp cao Đông Á đã giúp tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tạo thuận lợi đẩy mạnh hợp tác khu vực, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên hợp tác gồm năng lượng, tài chính, môi trường và quản lý thiên tai, giáo dục, bệnh dịch và kết nối. Theo Thủ tướng, trong thời gian tới, Cấp cao Đông Á cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược gồm thúc đẩy phát triển kinh tế và tiến trình liên kết, hội nhập khu vực, tăng cường hợp tác ứng phó hiệu quả với những thách thức toàn cầu và tăng cường bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh tại khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần có một tầm nhìn dài hạn để xây dựng một cấu trúc khu vực vì hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Á. Theo đó, cần phát huy hơn nữa vai trò của Cấp cao Đông Á trong thúc đẩy phát triển kinh tế và tiến trình liên kết, hội nhập khu vực. Cần bàn phương hướng và biện pháp tăng cường hợp tác khu vực, hỗ trợ những nỗ lực phát triển kinh tế bền vững; ủng hộ ASEAN hướng tới Cộng đồng vào năm 2015, cũng như các nỗ lực đàm phán về hội nhập, tự do hóa thương mại khu vực, trong đó có xây dựng Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đề nghị các nước đối tác tăng cường hỗ trợ ASEAN thực hiện liên kết và thu hẹp khoảng cách phát triển, trong đó có Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, và Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI). Cần khuyến khích Ủy ban Điều phối kết nối ASEAN (ACCC) triển khai các biện pháp khả thi và huy động nguồn lực nhằm mở rộng kết nối ASEAN ra toàn khu vực Đông Á.
Thủ tướng cũng đề nghị tăng cường hợp tác ứng phó hiệu quả với những thách thức toàn cầu, phối hợp ứng phó với thảm họa thiên tai, bão lụt, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo đó, hoan nghênh EAS thông qua các Tuyên bố chung về các vấn đề này, như Tuyên bố chung Cấp cao Đông Á về Hướng dẫn ứng phó nhanh với thảm hoạ và Tuyên bố chung Cấp cao Đông Á về Ứng phó khu vực đối với dịch bệnh Ebola. Đồng thời, tăng cường bảo đảm hoà bình, ổn định và an ninh tại khu vực,...
Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không là lợi ích và mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Trước bối cảnh tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, Thủ tướng đề nghị các bên cần đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực nhằm bảo đảm việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; thực hiện kiềm chế, không có hành động đơn phương làm phức tạp tình hình hay làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Cùng với việc ra Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị, Hội nghị lần này cũng đã thông qua Tuyên bố về chống buôn bán động, thực vật hoang dã; Tuyên bố về Quy trình ứng phó nhanh thảm họa, Tuyên bố về Ứng phó khu vực đối với dịch bệnh Ebola và Tuyên bố lên án các tổ chức khủng bố tại Iraq và Syria gia tăng bạo lực và tàn ác./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao ASEAN với các Đối tác  (13/11/2014)
Liên hợp quốc đánh giá cao thỏa thuận khí hậu Mỹ - Trung Quốc  (13/11/2014)
ASEAN và các đối tác nhất trí thúc đẩy hoàn tất đàm phán RCEP  (13/11/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên