Liên hợp quốc đánh giá cao thỏa thuận khí hậu Mỹ - Trung Quốc
Thỏa thuận khí hậu Mỹ - Trung Quốc được ký ngày 12-11 tại Bắc Kinh được đánh giá là văn kiện đánh dấu sự đột phá trong hợp tác chống biến đổi khí hậu giữa hai nước có lượng khí thải lớn nhất thế giới, có thể tạo ra bước ngoặt tích cực cho tiến trình đàm phán quốc tế về cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Người đứng đầu Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Christiana Figueres hoan nghênh thỏa thuận khí hậu Mỹ - Trung Quốc là động lực mở đường cho một thỏa thuận khí hậu toàn cầu tại vòng đàm phán Paris (Pháp) vào cuối năm 2015.
Theo quan chức trên, thỏa thuận sẽ thúc đẩy tất cả các nền kinh tế lớn và các nước công nghiệp phát triển tham gia các nỗ lực chung chống biến đổi khí hậu.
Trung Quốc và Mỹ là hai nước có lượng khí thải lớn nhất thế gới, lần lượt chiếm 25% và 15% tổng lượng khí phát thải toàn cầu. Việc hai nước ký thỏa thuận khí hậu sau nhiều năm kiên quyết không tham gia Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải toàn cầu được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích tích cực cho vòng đàm phán ở Paris, đặc biệt khi Liên minh châu Âu (EU) tháng trước cũng đã cam kết đến năm 2020 sẽ giảm 40% lượng khí thải so với mức của năm 1990.
Đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama, thỏa thuận khí hậu Mỹ - Trung Quốc là thông điệp chứng tỏ quyết tâm của ông trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu trong hai năm cuối nhiệm kỳ. Thỏa thuận cũng được nhìn nhận như một động thái chứng tỏ ảnh hưởng của Tổng thống Barack Obama đối với thế giới, bất chấp quyền lực có thể bị thu hẹp phần nào sau thất bại của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vừa qua.
Các nguồn tin xác nhận đây là thỏa thuận không mang tính ràng buộc và cần phải được Quốc hội Mỹ thông qua.
Trong động thái phản bác Tổng thống, phe Cộng hòa cảnh báo thỏa thuận khí hậu Mỹ - Trung Quốc sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt tại Quốc hội khóa mới.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner, một thành viên cốt cán của Đảng Cộng hòa, cho rằng thỏa thuận là một dấu hiệu nữa cho thấy Tổng thống không quan tâm đến những ảnh hưởng đối với thị trường việc làm trong nước.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, người có nhiều triển vọng sẽ làm thủ lĩnh phe Cộng hòa tại Thượng viện khóa mới, cũng bày tỏ thất vọng khi thỏa thuận không yêu cầu Trung Quốc phải làm bất cứ điều gì trong suốt 16 năm tới.
Những tuyên bố trên của các thủ lĩnh phe Cộng hòa báo hiệu cuộc đấu quyết liệt sắp tới giữa Nhà Trắng và Quốc hội về vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông John Boehner lưu ý Hạ viện đã thông qua một số dự luật nhằm cản trở các quy định của Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) được Nhà Trắng sử dụng trong các nỗ lực giảm khí thải. Mặc dù các dự luật này đang bị “ách” lại tại Thượng viện song phe Cộng hòa dự đoán các dự luật sẽ nhanh chóng được thông qua tại Thượng viện khóa mới sau khi Đảng Cộng hòa chính thức nắm quyền kiểm soát Quốc hội từ ngày 03-01-2015.
Đối với giới khoa học, mặc dù thỏa thuận khí hậu Mỹ - Trung Quốc là bước khởi đầu quan trọng cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu song không nên quá kỳ vọng vào một bước đột phá lớn. Theo họ, kể cả khi thỏa thuận được thực thi đầy đủ, nhiệt độ Trái đất vẫn sẽ tăng thêm 2°C, ngưỡng tăng nguy hiểm theo cảnh báo của các nhà môi trường. Bên cạnh đó, với tính chất không ràng buộc nên thỏa thuận có thể sẽ không được tuân thủ dù đã được lãnh đạo hai nước nhất trí./.
ASEAN và các đối tác nhất trí thúc đẩy hoàn tất đàm phán RCEP  (13/11/2014)
Thành phố Hồ Chí Minh: Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát để phục vụ Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020  (13/11/2014)
Việt Nam - Liên minh châu Âu: hướng tới phát triển bền vững  (13/11/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp chính thức Tổng thống Barack Obama  (13/11/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên