Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam thăm và làm việc tại Áo
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Áo từ ngày 11 đến ngày 13-9, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn dẫn đầu đã hội đàm với Chủ tịch thứ hai Hạ viện Áo Karlheinz Kopf về các vấn đề đôi bên cùng quan tâm.
Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Áo Nguyễn Thiệp, cùng các thành viên của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng đã tham dự cuộc hội đàm.
Tại cuộc hội đàm ở trụ sở Hạ viện Áo, Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn vui mừng đánh giá cao những thành tựu mà đất nước và nhân dân Áo đã đạt được trên tất cả các mặt, vị thế của Cộng hòa Áo trong khu vực châu Âu và thế giới ngày càng được nâng cao.
Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn cảm ơn và đánh giá cao việc Chính phủ Áo đã duy trì cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với Việt Nam, đặc biệt là cho các dự án quốc phòng - an ninh, tập trung vào các lĩnh vực y tế, môi trường, phòng cháy chữa cháy…
Các dự án này đã và đang được triển khai hiệu quả, góp phần tích cực nâng cao đời sống của nhân dân, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Phó Chủ tịch cũng đề nghị Hạ viện Áo tiếp tục quan tâm và ủng hộ việc ưu tiên ODA đối với Việt Nam trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn cũng thông báo đến ông Karlheinz Kopf rằng Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, an ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm.
Quốc hội Việt Nam khóa XIII có 498 đại biểu, trong đó nữ chiếm 24,4% và số đại biểu hoạt động chuyên trách ở mức hơn 30%.
Hoạt động của Quốc hội Việt Nam ngày càng đổi mới, dân chủ và công khai, đạt hiệu quả cao trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đặc biệt, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Hiến pháp năm 2013. Đây là dấu ấn quan trọng góp phần đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.
Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn hoan nghênh việc Liên minh châu Âu (EU) ra tuyên bố về vấn đề Biển Đông ngày 08-5, bày tỏ lo lắng về an ninh khu vực Biển Đông sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong khu vực thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam; việc EU thúc giục các bên liên quan tìm kiếm các giải pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tiếp tục bảo đảm an toàn và tự do hàng hải. Việt Nam mong muốn Cộng hòa Áo quan tâm hơn nữa đến việc ổn định tình hình ở khu vực, an toàn hàng hải ở Biển Đông, ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Phó Chủ tịch cũng đề nghị Áo với tư cách là nước có thế mạnh về luật pháp quốc tế chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn về luật cho Việt Nam.
Để góp phần nâng cao mối quan hệ giữa hai nước, hai Quốc hội, Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị tăng cường trao đổi đoàn các cấp giữa Quốc hội Việt Nam với Hạ viện Áo nói riêng và Nghị viện Áo nói chung; tiếp tục phát huy cơ chế tham vấn và phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn đa phương như Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Diễn đàn Đối tác Nghị viện Á -Âu (ASEP)…
Phó Chủ tịch cũng đề nghị Nghị viện Áo sớm phê chuẩn Hiệp định đối tác hợp tác toàn diện (PCA) đã ký giữa Việt Nam và EU tháng 6-2012, thúc đẩy để Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU có thể kết thúc như dự kiến vào tháng 10-2014, ủng hộ việc EU công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã mời ngài Karlheinz Kopf sang thăm Việt Nam vào dịp Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 132 vào tháng 3-2015.
Về phần mình ông Karlheinz Kopf đánh giá cao chuyến thăm của Đoàn đại biểu Quốc hội do Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn dẫn đầu, coi đây là một cột mốc đánh dấu sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước, hai Quốc hội. Chủ tịch thứ hai Hạ viện Áo Karlheinz Kopf ghi nhận lời đề nghị của Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn và hy vọng trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 3-2015 lãnh đạo Nghị viện Áo sẽ phê chuẩn Hiệp định đối tác hợp tác toàn diện (PCA), thúc đẩy để FTA giữa Việt Nam và EU có thể kết thúc như dự kiến và ủng hộ EU công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Về vấn đề Biển Đông, ông Karlheinz Kopf chia sẻ quan điểm của Việt Nam là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng luật pháp quốc tế, lấy đây là chuẩn mực trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa các quốc gia. Ông Kopf cho biết Áo có tiếng nói quan trọng trong việc EU ra tuyên bố không ủng hộ dùng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp.
Trong thời gian ở thăm, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn dẫn đầu đã đến thăm Nhà máy chế tạo máy bay hạng nhẹ Diamond nằm ở thành phố Wiener Neustadt.
Thị trưởng thành phố Wiener Neustadt, ông Bernhard Muller đã đến nhà máy cùng tiếp Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn và các thành viên trong đoàn để biểu thị sự trân trọng đối với các vị khách phương xa. Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn và các thành viên trong đoàn cũng đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Thủ đô Vienna./.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin Tổng thống Mukherjee thăm Việt Nam  (13/09/2014)
Không quân Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục hợp tác chặt chẽ  (13/09/2014)
Phát triển nguồn nhân lực các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung  (13/09/2014)
Chủ tịch Hạ viện Australia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam  (12/09/2014)
Giao lưu lần thứ 4 giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Campuchia  (12/09/2014)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm