Thí điểm tuyển chọn 500 trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020
22:37, ngày 14-05-2014
TCCSĐT - Ngày 14-5-2014, tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Thí điểm tuyển chọn 500 trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020”.
Tọa đàm nhằm tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa cũng như nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về “Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020”.
Tham dự Tọa đàm có Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Nguyễn Tiến Dĩnh; Vụ trưởng Vụ công tác Thanh niên, Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Sèn Chỉn Ly và các đại biểu sở nội vụ các địa phương.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết, Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã thuộc 63 huyện nghèo (gọi tắt là Dự án 600) và Đề án thí điểm tuyển chọn 500 trí thức trẻ tăng cường về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 (gọi tắt là Đề án 500) có những đặc điểm khác cơ bản. Dự án 600 trước hết nhằm tuyển chọn các trí thức trẻ về làm cán bộ với chức danh phó chủ tịch xã đối với các xã nghèo, khó khăn, để tăng cường nguồn nhân lực có trình độ, giúp địa phương phát triển, tạo nguồn cán bộ trẻ và góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách về cán bộ công chức trẻ. Trong khi đó, Đề án 500 tập trung cho các huyện, xã nghèo theo Chương trình 30a của Chính phủ, tuyển chọn các trí thức trẻ có trình độ đại học về làm công chức chuyên môn, với địa bàn rộng hơn, ưu tiên cho các vùng núi, khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Thực tế hiện nay mới có 34 tỉnh, 63 huyện với 163 xã đăng ký tham gia dự án.
Tại buổi tọa đàm, Vụ trưởng Vụ công tác Thanh niên, Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh đã giải đáp nhiều thắc mắc liên quan đến một số vấn đề như:
- Về điều kiện, tiêu chuẩn tham gia Đề án 500: đối với 5 chức danh công chức xã, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình tuyển chọn, đưa ra những quy định rõ đối với từng chức danh cụ thể và chuyên ngành đào tạo.
- Về đối tượng của Đề án: là thanh niên có quốc tịch Việt Nam, đáp ứng một số điều kiện như không quá 30 tuổi, có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu bố trí và sử dụng của chính quyền cơ sở; có phẩm chất đạo đức tốt, lý lịch gia đình rõ ràng; có sức khỏe tốt và khả năng đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn cán bộ, công chức các địa phương; chưa có biên chế trực thuộc các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước..., có tinh thần xung kích, tình nguyện.
- Việc tuyển chọn được thực hiện theo hình thức: xét kết quả học tập và phỏng vấn trực tiếp ứng viên về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã.
- Về quy trình, cách thức tuyển chọn: bảo đảm cơ hội ngang nhau cho tất cả trí thức trẻ có nhu cầu đăng ký, bảo đảm công bằng, công khai và minh bạch. Bộ Nội vụ tiến hành tập huấn quy trình đăng ký, tuyển chọn đối với các tỉnh, thành phố tham gia Đề án. Hồ sơ của các ứng viên gửi về Bộ Nội vụ, sở nội vụ các tỉnh, thành phố. Bộ Nội vụ thống nhất với các địa phương chốt số lượng hồ sơ, thời điểm kết thúc nhận hồ sơ, tiến hành tổng hợp kết quả học tập…, tránh sự trùng lặp trong việc tiếp nhận hồ sơ. Sau khi phân loại sẽ tiến hành lựa chọn các ứng viên đáp ứng các tiêu chuẩn để phỏng vấn. Bộ Nội vụ trực tiếp giám sát các cuộc phỏng vấn nhằm bảo đảm tính khách quan, công bằng. Sau khi có kết quả phỏng vấn, thành lập hội đồng thẩm định để lựa chọn các ứng viên đạt tiêu chuẩn.
Ứng viên đạt tiêu chuẩn sẽ được học tập, bồi dưỡng trong 3 tháng, nếu đáp ứng yêu cầu sẽ được bố trí xuống các xã, được chính quyền xã bố trí đúng chức danh công chức cấp xã theo nhu cầu tuyển chọn. Sau 3 tháng sẽ tiếp tục sàng lọc một lần nữa để lựa chọn đội viên đáp ứng tiêu chuẩn cao đầu vào.
- Về chế độ, chính sách: trí thức trẻ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước, chính sách thu hút đối với cán bộ, công chức dành cho các xã đặc biệt khó khăn, được quy hoạch, bố trí sử dụng theo quy định.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Sèn Chỉn Ly, Đề án 500 nhận được sự quan tâm lớn của các trí thức trẻ. Ngoài nhu cầu việc làm và thu nhập cho bản thân, các trí thức trẻ đã thể hiện lòng nhiệt huyết, tình yêu đất nước của thanh niên đối với các vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc. Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Dự án 600, các xã cử các đồng chí lãnh đạo quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ, đồng thời thường xuyên tổ chức giao ban, rút kinh nghiệm để có sự điều chỉnh phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho các trí thức trẻ tham gia công tác tại địa phương hoàn thành nhiệm vụ.
Tại Tọa đàm, các đội viên ưu tú thuộc Dự án 600 cũng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong quá trình công tác tại các xã đặc biệt khó khăn, như: tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương phân công nhiệm vụ rõ ràng cho chính bản thân; kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng dân vận, đồng thời cần hiểu biết về phong tục, tập quán của địa phương mình công tác để đưa ra được tham mưu trúng và đúng…/.
Tham dự Tọa đàm có Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Nguyễn Tiến Dĩnh; Vụ trưởng Vụ công tác Thanh niên, Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Sèn Chỉn Ly và các đại biểu sở nội vụ các địa phương.
Đề án thí điểm tuyển chọn 500 trí
thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi
giai đoạn 2013 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 1758/QĐ-TTg ngày 30-9-2013. Đề án sẽ thí điểm tuyển chọn 500 trí thức
trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về các xã thuộc vùng có điều
kiện đặc biệt khó khăn để bố trí vào các chức danh công chức cấp xã,
nhằm giúp cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương phát triển kinh tế -
xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; đồng
thời, thông qua hoạt động thực tiễn để trí thức trẻ phấn đấu, nâng cao
trình độ, tạo nguồn cán bộ cho địa phương. |
Tại buổi tọa đàm, Vụ trưởng Vụ công tác Thanh niên, Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh đã giải đáp nhiều thắc mắc liên quan đến một số vấn đề như:
- Về điều kiện, tiêu chuẩn tham gia Đề án 500: đối với 5 chức danh công chức xã, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình tuyển chọn, đưa ra những quy định rõ đối với từng chức danh cụ thể và chuyên ngành đào tạo.
- Về đối tượng của Đề án: là thanh niên có quốc tịch Việt Nam, đáp ứng một số điều kiện như không quá 30 tuổi, có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu bố trí và sử dụng của chính quyền cơ sở; có phẩm chất đạo đức tốt, lý lịch gia đình rõ ràng; có sức khỏe tốt và khả năng đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn cán bộ, công chức các địa phương; chưa có biên chế trực thuộc các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước..., có tinh thần xung kích, tình nguyện.
- Việc tuyển chọn được thực hiện theo hình thức: xét kết quả học tập và phỏng vấn trực tiếp ứng viên về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã.
- Về quy trình, cách thức tuyển chọn: bảo đảm cơ hội ngang nhau cho tất cả trí thức trẻ có nhu cầu đăng ký, bảo đảm công bằng, công khai và minh bạch. Bộ Nội vụ tiến hành tập huấn quy trình đăng ký, tuyển chọn đối với các tỉnh, thành phố tham gia Đề án. Hồ sơ của các ứng viên gửi về Bộ Nội vụ, sở nội vụ các tỉnh, thành phố. Bộ Nội vụ thống nhất với các địa phương chốt số lượng hồ sơ, thời điểm kết thúc nhận hồ sơ, tiến hành tổng hợp kết quả học tập…, tránh sự trùng lặp trong việc tiếp nhận hồ sơ. Sau khi phân loại sẽ tiến hành lựa chọn các ứng viên đáp ứng các tiêu chuẩn để phỏng vấn. Bộ Nội vụ trực tiếp giám sát các cuộc phỏng vấn nhằm bảo đảm tính khách quan, công bằng. Sau khi có kết quả phỏng vấn, thành lập hội đồng thẩm định để lựa chọn các ứng viên đạt tiêu chuẩn.
Ứng viên đạt tiêu chuẩn sẽ được học tập, bồi dưỡng trong 3 tháng, nếu đáp ứng yêu cầu sẽ được bố trí xuống các xã, được chính quyền xã bố trí đúng chức danh công chức cấp xã theo nhu cầu tuyển chọn. Sau 3 tháng sẽ tiếp tục sàng lọc một lần nữa để lựa chọn đội viên đáp ứng tiêu chuẩn cao đầu vào.
- Về chế độ, chính sách: trí thức trẻ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước, chính sách thu hút đối với cán bộ, công chức dành cho các xã đặc biệt khó khăn, được quy hoạch, bố trí sử dụng theo quy định.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Sèn Chỉn Ly, Đề án 500 nhận được sự quan tâm lớn của các trí thức trẻ. Ngoài nhu cầu việc làm và thu nhập cho bản thân, các trí thức trẻ đã thể hiện lòng nhiệt huyết, tình yêu đất nước của thanh niên đối với các vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc. Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Dự án 600, các xã cử các đồng chí lãnh đạo quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ, đồng thời thường xuyên tổ chức giao ban, rút kinh nghiệm để có sự điều chỉnh phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho các trí thức trẻ tham gia công tác tại địa phương hoàn thành nhiệm vụ.
Tại Tọa đàm, các đội viên ưu tú thuộc Dự án 600 cũng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong quá trình công tác tại các xã đặc biệt khó khăn, như: tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương phân công nhiệm vụ rõ ràng cho chính bản thân; kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng dân vận, đồng thời cần hiểu biết về phong tục, tập quán của địa phương mình công tác để đưa ra được tham mưu trúng và đúng…/.
Philippines phản đối Trung Quốc cải tạo đất ở Biển Đông  (14/05/2014)
Kỷ niệm 55 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh: Hội Phụ nữ Việt Nam gặp mặt nữ cựu chiến sĩ Trường Sơn  (14/05/2014)
Chuyên gia Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ là “nạn nhân lớn nhất”  (13/05/2014)
Ngày làm việc thứ sáu của Hội nghị Trung ương Đảng lần 9  (13/05/2014)
Bằng chứng thép chủ quyền Việt Nam với Trường Sa, Hoàng Sa  (13/05/2014)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay