Bộ Nội vụ sẽ là cơ quan quản lý Học viện Hành chính
Việc chuyển Học viện Hành chính về Bộ Nội vụ được căn cứ vào Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị.
Giáo sư Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, từ khi sáp nhập vào Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2007, Học viện Hành chính luôn được giao quyền tự chủ lớn trong hoạt động điều hành, quản lý, tổ chức bộ máy, nhân sự. Vì thế, thực hiện việc chuyển giao Học viện Hành chính về Bộ Nội vụ không gặp vướng mắc, khó khăn gì.
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh căn cứ vào chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, sẽ tiến hành chuyển giao nguyên trạng về tổ chức, bộ máy, nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính của Học viện Hành chính hiện nay về Bộ Nội vụ trong tháng 11-2013 để Học viện đi vào hoạt động ổn định, bình thường từ tháng 12-2013 dưới sự chỉ đạo, quản lý của Bộ Nội vụ.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc chuyển giao phải bảo đảm thuận lợi cho những hoạt động bình thường của Học viện Hành chính với việc giữ nguyên các chế độ, chính sách như hiện nay.
Phó Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành có liên quan khẩn trương trình cấp có thẩm quyền việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành liên quan đến Học viện Hành chính để việc chuyển giao sẽ được thực hiện vào cuối tháng 11-2013 và Học viện Hành chính hoạt động chính thức dưới sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ từ đầu tháng 12-2013./.
Cân nhắc quy định thẩm quyền "truy đuổi" của Hải quan  (05/11/2013)
Nga - NATO vẫn bất đồng về EUROPRO  (04/11/2013)
Việt Nam thúc đẩy hợp tác với các đối tác Trung Đông - Bắc Phi  (04/11/2013)
Xuất khẩu trên chặng đường nước rút về đích  (04/11/2013)
"Y tế ngoài công lập phải thực hiện 4 tiêu chí công khai"  (04/11/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên