Cân nhắc quy định thẩm quyền "truy đuổi" của Hải quan
Nhiều ý kiến cho rằng việc sửa đổi Luật cần bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, làm thất thu ngân sách nhà nước và tham ô, tham nhũng trong quá trình hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Nhận thấy việc bổ sung quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan là cần thiết, đáp ứng yêu cầu nội luật hóa các quy định trong Công ước KYOTO của Tổ chức Hải quan Thế giới và yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý trong lĩnh vực hải quan, song các đại biểu cho rằng quy định tại Điều 17 dự thảo Luật chưa làm rõ nội hàm và các nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan để bảo đảm tính khả thi trong các quy định của Luật.
Đại biểu Đào Trọng Thi (Hà Nội) cho rằng các đối tượng được xem là rủi ro không thể kiểm tra hết, cần tập trung vào đối tượng có khả năng rủi ro cao nhưng đồng thời phải thực hiện phương pháp kiểm tra xác suất ngẫu nhiên.
Một số đại biểu cũng đề nghị xem lại quy định cho phép lực lượng hải quan tiếp tục truy đuổi để áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với hàng hóa, phương tiện vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra khu vực khác, được bổ sung trong dự thảo Luật.
Đại biểu Lê Minh Thông (Thanh Hóa) đồng tình với việc vẫn trao quyền thẩm quyền này cho hải quan nhưng cần làm rõ, việc truy đuổi của lực lượng hải quan được tiến hành đến đâu, phối hợp với các lực lượng khác như thế nào, bởi trong việc này, cảnh sát giao thông, cảnh sát điều tra là hai chủ thể rất quan trọng. Chưa hoàn toàn đồng tình với quy định này, đại biểu Nguyệt Hường đề nghị xem xét lại quy định này vì sẽ trùng với thẩm quyền của các ngành khác như bộ đội biên phòng...
Nhiều ý kiến cũng đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ về hồ sơ hải quan; thông quan điện tử; việc xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới./.
Nga - NATO vẫn bất đồng về EUROPRO  (04/11/2013)
Việt Nam thúc đẩy hợp tác với các đối tác Trung Đông - Bắc Phi  (04/11/2013)
Xuất khẩu trên chặng đường nước rút về đích  (04/11/2013)
"Y tế ngoài công lập phải thực hiện 4 tiêu chí công khai"  (04/11/2013)
Nghề công tác xã hội: Thiếu nhưng vẫn khó xin việc  (04/11/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay