Nghề công tác xã hội: Thiếu nhưng vẫn khó xin việc
Đây là những nhận định được đưa ra tại hội thảo “Công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam” do Quỹ quốc tế Singapore (SIF) và Trường Đại học Lao động - Xã hội phối hợp tổ chức ngày 4-11.
Theo ông Doãn Mậu Diệp, nguyên nhân của tình trạng sinh viên ngành công tác xã hội khó xin việc là do nhận thức về nghề công tác xã hội vẫn chưa tương xứng với những gì nghề này có thể đóng góp cho xã hội. Mặc khác, việc đào tạo cán bộ công tác xã hội hiện nay phần nào vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu xử lý những vấn đề phát sinh của quá trình đô thị hóa.
Theo ông John Ang, Chủ tịch Hiệp hội công tác xã hội châu Á Thái Bình Dương thì trong thời gian tới, những người làm công tác xã hội tại Việt Nam cần phải cho mọi người thấy họ có thể làm được những gì cho xã hội, từ đó chính quyền sẽ có những thay đổi trong cách đánh giá vị trí của họ và nghề này mới có thể phát triển.
Nhằm góp phần phát triển công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp, từ năm 2010 - 2012, Quỹ quốc tế Singapore đã giúp tăng cường kỹ năng cho 40 giảng viên dạy về công tác xã hội tại Việt Nam. Những giảng viên này đã áp dụng kiến thức, kỹ năng mới giảng dạy cho hơn 1.000 sinh viên theo học ngành công tác xã hội.
Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Thuận, quyền Hiệu trưởng Đại học Lao động - Xã hội cho biết, các chuyên gia của SIF đã giúp nâng cao chất lượng đào tạo ngành công tác xã hội, một ngành nghề khá mới sẽ được khẳng định và hợp thức hóa hơn nữa ở Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thuận cũng cho biết, Đại học Lao động - Thương binh và Xã hội vừa được chấp nhận gia nhập Hiệp hội các trường đào tạo công tác xã hội trên thế giới. Đây sẽ là bước tiến lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề công tác xã hội, đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới./.
Ban hành nghị định xử phạt vi phạm hàng không dân dụng  (04/11/2013)
Quy định về công bố tuyến hàng hải, phân luồng giao thông  (04/11/2013)
Canon chung tay cứu trợ 400 hộ dân vùng lũ miền Trung  (04/11/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 28-10 đến ngày 03-11-2013  (04/11/2013)
Xây dựng nghiên cứu chiến lược ngành Dầu khí Việt Nam  (04/11/2013)
Xây dựng nghiên cứu chiến lược ngành Dầu khí Việt Nam  (04/11/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên