Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử”: Khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam
Những tấm bản đồ và tư liệu trưng bày lần này là bằng chứng lịch sử và pháp lý quan trọng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Các tư liệu cho thấy, các nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến, trải qua nhiều thập kỷ bị đô hộ, xâm lược cho đến nay đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được biên soạn, xuất bản từ thế kỷ XVI đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn nhấn mạnh, triển lãm lần này nối tiếp thành công từ đợt triển lãm tổ chức tại Hà Tĩnh nhân tuần lễ Biển, đảo Việt Nam diễn ra vào tháng 6-2013, thu hút hơn 10 nghìn lượt khách tham quan. Triển lãm được tổ chức như một sự tri ân đồng bào, đồng chí trong và ngoài nước đã dày công sưu tầm, lưu giữ và truyền tải tới thế hệ hôm nay và mai sau những tư liệu quý giá về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những bằng chứng quan trọng này sẽ nhắc nhở mỗi người Việt Nam luôn biết ơn các thế hệ đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong cuộc triển lãm, Ban Tổ chức không giới thiệu toàn bộ các nguồn tư liệu đã tập hợp được mà chỉ tập trung vào giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, là thời kỳ Việt Nam khẳng định và thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa một cách trọn vẹn.
Tư liệu ở các giai đoạn trước thế kỷ XVII và sau thế kỷ XIX chỉ được giới thiệu ở mức độ cần thiết và hợp lý, vừa làm cơ sở cho người xem hiểu rõ ngọn nguồn lịch sử chủ quyền của Việt Nam, vừa khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vẫn được các thế hệ người Việt Nam gìn giữ, tiếp nối, quyết tâm bảo vệ đến cùng mỗi tấc đất, tấc biển của Tổ quốc.
Về mảng tư liệu của Việt Nam, triển lãm trưng bày các thư tịch, bản đồ, tài liệu có tính chất chính thức của nhà nước như: Châu bản Triều Nguyễn, các bộ chính sử, địa lý lịch sử…
Về mảng tư liệu của Trung Quốc, Ban Tổ chức giới thiệu một số bản đồ và 3 cuốn Atlas (tập bản đồ chính thức) khẳng định ranh giới cực nam của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam. Ba cuốn Atlas do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1919, 1933 gồm: Atlas Trung Quốc địa đồ xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh; Atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa Dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919, in bằng ba thứ tiếng: Trung, Anh, Pháp; Atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa Dân Quốc tái bản tại Nam Kinh vào năm 1933, cũng được in bằng các tiếng Trung, Anh, Pháp.
Các Atlas này là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh đề ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa Dân quốc kế tục vào các năm sau đó. Các bản đồ được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành của Trung Quốc. Nơi nào không thuộc lãnh thổ Trung Quốc thì không được thể hiện trên các bản đồ trong Atlas. Vì thế, cương giới cực Nam của Trung Quốc trong các Atlas này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều này chứng tỏ cho đến khi nhà Thanh phát hành các Atlas này vào năm 1908 và sau này chính quyền Trung Hoa Dân quốc tái bản các Atlas này vào các năm 1919, 1933, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vẫn nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử” phi lý của Trung Quốc.
Trong khuôn khổ triển lãm, người xem được “thực mục sở thị” 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; một số tư liệu, văn bản, ấn phẩm của các nước phương Tây từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, tư liệu về quần đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng hòa về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian gần đây.
Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết, triển lãm là kết quả của quá trình sưu tầm, nghiên cứu lâu dài, có những tư liệu được sưu tầm từ hàng chục năm nay. Đó là tư liệu bằng chữ viết, vừa có giá trị về mặt lịch sử và giá trị pháp lý. Bên cạnh các tư liệu của các nhà sưu tầm trong nước còn có các tư liệu của người nước ngoài viết. Triển lãm góp phần quan trọng giáo dục thế hệ trẻ thông qua những hình ảnh cụ thể.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử” được tổ chức với mục đích góp phần khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam, nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; giúp bạn bè quốc tế, trong đó có người dân Trung Quốc hiểu được mong muốn, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, đồng thời một lần nữa khẳng định ý chí quyết tâm của người dân Việt Nam trong bảo vệ mỗi tấc đất, biển, trời thiêng liêng của Tổ quốc. /.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai - một vấn đề cần kiên quyết thực hiện  (09/07/2013)
Bài học về sự chỉ đạo chiến lược của Đảng trong đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước  (09/07/2013)
Hà Giang xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội  (09/07/2013)
Nhật Bản: Chiến lược quốc phòng mới “chủ động tích cực”  (09/07/2013)
Tân quan chưa dễ sớm tân chính sách  (09/07/2013)
Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững  (09/07/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên