Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Các trường, viện cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp
Ngày 2-7, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã tới thăm và làm việc tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội về tình hình nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp.
Phó Thủ tướng đã đến thăm dự án phát triển cây trồng cải tiến cho Trung du Miền núi phía Bắc Việt Nam - Chương trình phối hợp với JICA và đánh giá cao kết quả nghiên cứu của nhà trường trong việc lai tạo thành công giống lúa lai có năng suất cao, kháng bệnh bạc lá và không bị rầy nâu. Thời tiết rét bất thường vụ Đông Xuân 2011 làm cho sinh trưởng của lúa mới cấy gặp nhiều khó khăn nhưng lại tạo điều kiện để phát hiện những dòng lúa có khả năng chịu lạnh tốt… Tại khu thí nghiệm chọn tạo giống lúa, Phó Thủ tướng chỉ đạo nhà trường tiếp tục có đánh giá và tổng kết thực tiễn, nếu tạo được giống lúa hiệu quả cao cần sớm áp dụng vào sản xuất, giúp nông dân tăng năng suất, thu nhập.
Thăm Trung tâm giống lợn chất lượng cao, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đặc biệt chú ý tìm hiểu các đề tài nghiên cứu khoa học gắn với việc giải quyết các vấn đề "nóng" đang đặt ra trong thực tiễn đời sống hiện nay như: kết quả việc nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh tai xanh cho lợn, nghiên cứu tạo đàn lợn sạch bệnh, kít chẩn đoán nhanh bệnh tai xanh, tạo màng sinh học nhằm ứng dụng xử lý nước ô nhiễm dầu...
Làm việc với toàn thể cán bộ Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao sự chủ động của nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược, xây dựng đề án Quy hoạch tổng thể phát triển trường đến năm 2020, đồng thời biểu dương kết quả năm 2012 nhà trường có tới 74% sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 6 tháng và 90% có việc làm sau 1 năm. Điều này cho thấy công tác đào tạo của nhà trường đã thực sự gắn với nhu cầu xã hội, là sự bảo đảm cho việc thu hút sinh viên khối ngành "Nông - lâm - ngư".
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, con số 60 nghiên cứu sinh mỗi năm được tuyển mới so với quy mô sinh viên hiện nay của trường còn chưa tương xứng, sau 5 năm số lượng cán bộ được phong tặng chức danh Phó Giáo sư tăng thêm 28 người, nhưng chưa có thêm Giáo sư, do vậy nhà trường cần chú trọng hơn nữa tới công tác đào tạo sau đại học, công tác nghiên cứu khoa học để có lực lượng giảng viên có chất lượng, tiếp tục quá trình đào tạo mang tính bền vững hơn. Phó Thủ tướng chỉ đạo nhà trường cần nghiên cứu để có dự án phục vụ nghiên cứu khoa học mang tính bền vững, đầu tư trọng điểm để có trung tâm nghiên cứu đạt chất lượng quốc tế.
Trước khó khăn về việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị liên Bộ Khoa học Công nghệ và Giáo dục Đào tạo cùng làm việc để có phương án hợp lý, đầu tư nguồn vốn cho công tác nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội hiện đang đào tạo 50 chuyên ngành thuộc 27 ngành đào tạo đại học, 16 chuyên ngành cao học và 17 mã ngành tiến sĩ. Ngoài những ngành nghề truyền thống, những năm gần đây trường luôn bám sát nhu cầu thị trường lao động và các yêu cầu của các nhà tuyển dụng để xây dựng và mở thêm ngành nghề đào tạo mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Trường đã đóng vai trò chủ chốt trong quá trình xây dựng chương trình khung cho khối ngành và các ngành Nông - Lâm - Ngư, mở ra sự liên thông giữa các trường, đồng thời mở ra cơ hội để các chương trình đào tạo thích ứng với nhu cầu của các vùng miền trong cả nước../.
Tích hợp cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm  (02/07/2013)
Bầu Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VI  (02/07/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên