Tích hợp cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm
Cuộc họp có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp (chủ trì thực hiện Đề án), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước, Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam…
Năm 2013 là năm đầu tiên thực hiện Đề án cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm. Trong đó, giai đoạn 1 kéo dài tới năm 2015 và giai đoạn 2 kết thúc vào năm 2020, nhằm hướng tới xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu hoàn thiện.
Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đều khẳng định tính cần thiết trong việc thực hiện Đề án nhằm công khai, minh bạch tài sản, tăng cường cơ hội tiếp cận khai thác thông tin về tài sản, tránh rủi ro khi xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản.
Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm cũng góp phần thực hiện cải cách hành chính, giảm thiểu thời gian lẫn chi phí cho người dân và doanh nghiệp trong tra cứu, khai thác thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản.
Lãnh đạo các bộ, ngành cũng tập trung làm rõ hơn việc sử dụng thông tin quyền sử dụng đất (do Bộ Tài Nguyên và Môi trường quản lý) và các bất động sản khác trong cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm theo hướng các bộ, ngành phối hợp khai thác thông tin tài sản liên quan đến các giao dịch tài sản.
Cho ý kiến về Đề án, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý việc thực hiện Đề án này không phải là xây dựng lại dữ liệu thông tin về các loại hình tài sản từ đầu mà chỉ là tích hợp thông tin từ các bộ, ngành (đã có sẵn cơ sở dữ liệu mà bộ, ngành đó xây dựng, quản lý). Bộ Tư pháp tập trung quản lý các thông tin đã được tích hợp này.
Qua ý kiến của đại diện các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hoàn toàn có cơ sở để thực hiện thành công việc tích hợp cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu hội nhập với khu vực và thế giới.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát lại cơ sở dữ liệu mà ngành mình quản lý để sử dụng cho việc tích hợp cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm; quan tâm tới việc đào tạo nhân lực quản lý cơ sở dữ liệu giao dịch bảo đảm.
Trước hết, các bộ, ngành cần tích hợp trước các thông tin liên quan đến giao dịch phổ biến đối với các động sản, bất động sản, quyền sử dụng đất để tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp…/.
Bầu Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VI  (02/07/2013)
Thành phố Hồ Chí Minh: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2013 phải đạt từ 9,5% trở lên  (02/07/2013)
Tập huấn cán bộ chủ chốt Mặt trận khu vực phía Bắc về công tác tổ chức Đại hội Mặt trận các cấp  (02/07/2013)
Điều chỉnh quy hoạch đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020  (02/07/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay