Ai Cập: Hơn 51 triệu người tham gia trưng cầu ý dân
Để lấy ý kiến người dân về Dự thảo Hiến pháp, ngày 12-12 Tổng thống Mohamed Morsi đã ban hành một sắc lệnh, theo đó cuộc trưng cầu sẽ được tiến hành hai đợt, vào ngày 15 và 22-12 tới đây.
Theo Nhật báo Le Progrès Egyptien, quyết định này của Tổng thống Morsi được đưa ra theo đề nghị của Ủy ban Bầu cử tối cao do sự hạn chế về số thẩm phán sẵn sàng giám sát cuộc bỏ phiếu. Thủ đô Cairo cùng với tám đơn vị hành chính khác bao gồm Alexandria, Dakahliya, Gharbiya, Charkiya, Assiut, Sohag, Bắc Sinai và Nam Sinai sẽ tiến hành bỏ phiếu vào ngày 15-12 tới. Các địa phương còn lại sẽ bỏ phiếu vào ngày 22-12 tới đây.
Trong khi đó, phe đối lập tiếp tục yêu cầu hủy bỏ hoặc hoãn cuộc trưng cầu này trong vòng hai tháng để có thêm thời gian thảo luận về nội dung của Dự thảo Hiến pháp.
Cựu Tổng thư ký Liên đoàn Arập, lãnh tụ của Đảng Xã hội Dân chủ, ông Amr Moussa cho rằng thời gian hai tháng sẽ cho phép những người bất đồng chính kiến xem xét lại một số điều khoản của bản Dự thảo nói trên và đưa ra ý kiến.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 12-12, phát ngôn viên của Mặt trận cứu quốc (NSF), ông Khalid Daoud kêu gọi các công dân bỏ phiếu "không" đối với Dự thảo Hiến pháp.
NSF thông báo sẽ tham gia cuộc trưng cầu ý dân về bản dự thảo Hiến pháp, song sẽ nói "không" với văn bản này. NSF yêu cầu mỗi đơn vị bầu cử phải có sự giám sát của một thẩm phán, bảo đảm an ninh cho tất cả các khu vực bỏ phiếu cũng như phải công bố kết quả ngay lập tức và cho phép các quan sát viên trong nước và quốc tế giám sát cuộc trưng cầu.
Cùng ngày, một người phát ngôn lực lượng quân đội Ai Cập thông báo hoãn cuộc đối thoại dân tộc do sự hưởng ứng của các đảng phái và lực lượng chính trị "chưa đủ mạnh."
Trước đó, quân đội Ai Cập đề xuất tiến hành đối thoại dân tộc vào ngày 12-12 nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Dư luận tại Ai Cập nhận định, trong bối cảnh khoảng cách giữa hai phe ủng hộ và phản đối Dự thảo hiến pháp ngày càng tăng, quân đội Ai Cập tìm cách thể hiện vai trò đảm bảo an ninh cho đất nước. Quân đội bước đầu đã ngăn cản thành công đám đông người biểu tình tiến sát Phủ tổng thống bằng việc triển khai các hàng rào người và xe tăng tại khu vực này.
Tổng thống Morsi đã cho phép quân đội bắt giữ người biểu tình gây rối trật tự công cộng hoặc phá hoại tài sản quốc gia và công dân. Quân đội cũng đã triển khai lực lượng tại thủ đô Cairo và các tỉnh thành khác để bảo đảm an ninh tại các khu vực bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới./.
Các ứng viên tổng thống Hàn Quốc bám đuổi sít sao  (13/12/2012)
"Vụ phóng tên lửa gây trở ngại cho đàm phán 6 bên"  (13/12/2012)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 2 chương trình môi trường  (13/12/2012)
Đoàn đại biểu Tạp chí Cộng sản làm việc tại Mexico  (13/12/2012)
Lào trao giải thi tìm hiểu về quan hệ Việt Nam và Lào  (13/12/2012)
Hội nghị khí hậu Đô-ha - cần lắm một tham vọng đổi thay  (13/12/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên