Hàn Quốc thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do song phương với Việt Nam
19:35, ngày 27-11-2012
Ngày 27-11-2012, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI-HCMC) phối hợp với Thương vụ Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh (KOTRA) tổ chức hội thảo giới thiệu về “Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam”.
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng phát triển cả về chất và lượng, trong đó giao dịch thương mại song phương cũng tăng lên đáng kể, đạt hơn 8,3 tỉ USD vào năm 2011. Bên cạnh đó, Việt Nam là thị trường đầu tư chủ yếu của Hàn Quốc ở các lĩnh vực: sắt thép, phát triển đô thị, khách sạn… Hiện nay, Hiệp định FTA Hàn Quốc - ASEAN đã mang lại nhiều hiệu quả trên các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư, tuy nhiên Hàn Quốc và Việt Nam cần nâng tầm mối quan hệ tương xứng với quy mô nền kinh tế và sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới, mà cụ thể là hai nước phải nỗ lực thúc đẩy các vòng đàm phán, tiến đến ký kết Hiệp định FTA toàn diện để mở rộng giao lưu thương mại, kinh tế.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thêm thông tin, nắm bắt được những thuận lợi, khai thác hiệu quả các cơ hội và ưu đãi, cũng như hiểu về những thách thức để có sự chuẩn bị, chủ động định ra chiến lược tiếp cận và tăng khả năng xuất nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc, các chuyên gia đã giới thiệu tổng quan về Hiệp định FTA. Theo đó, nhiều hàng hóa sẽ được cắt giảm thuế, giúp tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Hàn Quốc, góp phần đẩy mạnh hợp tác kinh tế và hội nhập khu vực cho các doanh nghiệp; đồng thời Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định FTA với Mỹ và EU, nếu Việt Nam và Hàn Quốc cũng ký kết Hiệp định FTA thì sẽ hưởng được những thuận lợi nhất định khi mở rộng hai thị trường trên.
Hiện tại, xu hướng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tập trung ở các ngành sản xuất và khai thác mỏ, đặc biệt là trong thời gian gần đây đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tăng lên đáng kể. Ngoài ra, Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam các sản phẩm: mạch điện tử tích hợp, điện thoại, máy móc thiết bị… và nhập khẩu những mặt hàng nông sản, thủy sản, dầu khí, than…/
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thêm thông tin, nắm bắt được những thuận lợi, khai thác hiệu quả các cơ hội và ưu đãi, cũng như hiểu về những thách thức để có sự chuẩn bị, chủ động định ra chiến lược tiếp cận và tăng khả năng xuất nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc, các chuyên gia đã giới thiệu tổng quan về Hiệp định FTA. Theo đó, nhiều hàng hóa sẽ được cắt giảm thuế, giúp tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Hàn Quốc, góp phần đẩy mạnh hợp tác kinh tế và hội nhập khu vực cho các doanh nghiệp; đồng thời Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định FTA với Mỹ và EU, nếu Việt Nam và Hàn Quốc cũng ký kết Hiệp định FTA thì sẽ hưởng được những thuận lợi nhất định khi mở rộng hai thị trường trên.
Hiện tại, xu hướng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tập trung ở các ngành sản xuất và khai thác mỏ, đặc biệt là trong thời gian gần đây đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tăng lên đáng kể. Ngoài ra, Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam các sản phẩm: mạch điện tử tích hợp, điện thoại, máy móc thiết bị… và nhập khẩu những mặt hàng nông sản, thủy sản, dầu khí, than…/
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
- Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách
- Một số suy nghĩ về công tác cán bộ của Đảng trong tình hình mới
- Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong bối cảnh mới ở Việt Nam hiện nay
- Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia trên không gian mạng ở nước ta hiện nay
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982: Bốn mươi năm vì hòa bình, phát triển bền vững biển và đại dương