Quốc vương Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tham gia đoàn có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Hoàng cung Samdech Chaufea Veang Kong Som Ol; Phó Chủ tịch thứ hai Thượng viện Tep Ngorn; Phó Thủ tướng Thường trực, Bộ trưởng Bộ Quan hệ với Quốc hội - Thượng viện và Thanh tra, bà Men Sam An; Bộ trưởng cao cấp, Trưởng Ban Thư ký Quốc vương Srey Nory; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lập pháp và Tư pháp của Quốc hội Sik Bunhok; Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Vương quốc Campuchia tại Việt Nam Hul Phany.
Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni sinh ngày 14-5-1953 tại Phnôm Pênh, là con trai của Quốc vương Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-núc và Hoàng hậu Nô-rô-đôm Mô-ni-niết Xi-ha-núc. Từ năm 1959-1962, Quốc vương học tiểu học tại Trường Nô-rô-đôm và sau đó tại Trường trung học Descartes, Phnôm Pênh. Tiếp đó, từ năm 1962 - 1967, học tiểu học và trung học tại Trường Trung học Pra-ha (Tiệp Khắc); từ năm 1967 - 1971, học múa, âm nhạc và nghệ thuật sân khấu tại Nhạc viện Quốc gia Pra-ha; tốt nghiệp Trường Trung học Pra-ha, đạt điểm giỏi, giải nhất múa cổ điển của Nhạc viện Quốc gia Pra-ha.
Từ năm 1971 - 1975, Quốc vương học các khóa học cao cấp về múa, âm nhạc và sân khấu tại Học viện Nghệ thuật âm nhạc Pra-ha, tốt nghiệp năm 1975. Năm 1975 làm Luận án về quan niệm và việc quản lý các trường nghệ thuật ở Cam-pu-chia. Từ năm 1975 - 1976, học cao học về kỹ thuật điện ảnh tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Từ 1976 - 1979, Quốc vương bị chế độ Khmer đỏ bỏ tù cùng với bố mẹ và em trai là Hoàng thân Nô-rô-đôm Na-rin-dra-pong. Từ năm 1979 - 1980, Quốc vương là Thư ký riêng của Quốc vương N. Xi-ha-núc và Hoàng hậu N. Mô-ni-niết Xi-ha-núc; từ năm 1981 - 2000, là Giáo sư dạy múa cổ điển và nghệ thuật tại Nhạc viện Marius Petipa, Nhạc viện Gabriel Faure và Nhạc viện W.A Morzart ở Pa-ri (Pháp). Từ năm 1984 - 1988, Quốc vương là Chủ tịch Hiệp hội Múa Khmer tại Pháp, Tổng đạo diễn và Đạo diễn nghệ thuật Nhóm múa Ba-lê “DEVA”.
Từ năm 1988 - 1993, Quốc vương là Tổng đạo diễn và Đạo diễn nghệ thuật Hội đồng Kỹ thuật Điện ảnh Hoàng gia Khmer “Khemara Pictures” và đã sáng tác 2 bộ phim Ba-lê: Giấc mơ và Bốn yếu tố. Từ năm 1992 - 1993, Quốc vương được Hội đồng Tối cao Cam-pu-chia chọn là Đại diện thường trực của Cam-pu-chia tại Liên hợp quốc. Từ năm 1993 - 2004, là Đại sứ Vương quốc Cam-pu-chia tại UNESCO; năm 2004, Thành viên Hội đồng Cao cấp các nước nói tiếng Pháp (Francophonie). Ngày 1-2-1994, được Quốc vương sắc phong là Xăm-đéc Kờ-rom Khun. Ngày 17-10-2003, được bổ nhiệm là Thành viên Hội đồng Cơ mật Cao cấp cho Quốc vương N. Xi-ha-núc. Ngày 31-8-2004, được Quốc vương sắc phong là Xăm-đéc Pờ-rẹ Bô-rôm-niết. Ngày 14-10-2004, được Hội đồng Ngôi vua nhất trí bầu làm Quốc vương Vương quốc Cam-pu-chia để nối ngôi cha đã quyết định thoái vị. Ngày 12-3-2010, được bầu vào Viện Hàn lâm Nghệ thuật Ba lê nước ngoài. Ngày 9-3-2010, Quốc vương được phong hàm Tiến sĩ danh dự tại Học viện biểu diễn Nghệ thuật Pra-ha.
Quốc vương thông thạo tiếng Pháp, tiếng Séc và tiếng Anh, được tặng Huân chương Cao quý của Hoàng gia Cam-pu-chia, Huân chương Cao quý Monisaraphon của Hoàng gia Cam-pu-chia, Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Pháp, Huy chương bạc của Thành phố Pa-ri (Pháp), Huân chương Độc lập hạng nhất của Cam-pu-chia./.
Tổng thống Bun-ga-ri: Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Bun-ga-ri ở châu Á  (24/09/2012)
Nhật Bản cứu thủy thủ Việt Nam gặp nạn  (24/09/2012)
Cộng đồng người Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a hướng về đất nước  (24/09/2012)
Đoàn văn công Quân đội nhân dân Lào biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khu vực Hà Nội  (24/09/2012)
Điện mừng nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng hòa A-déc-bai- gian  (24/09/2012)
Liên hoan phim quốc tế “Thông điệp gửi nhân loại”  (24/09/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên