Cộng đồng người Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a hướng về đất nước
* Hưởng ứng kế hoạch xây dựng một trường học trên đảo Trường Sa Lớn, cộng đồng người Việt tại Ô-xtrây-li-a đã quyên góp tại chỗ được hơn 12.000 đô-la Ô-xtrây-li-a (AUD) trong ba cuộc vận động ở các thành phố Bri-xbên (Brisbane), Men-bơn (Melbourne) và Xít-ni (Sydney).
Tham dự, hưởng ứng và tích cực vận động quyên góp ủng hộ chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” có nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính Trương Mỹ Hoa, Đại sứ Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a Hoàng Vĩnh Thành và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Xít-ni Mai Phước Dũng.
Theo phóng viên TTXVN tại Xít-ni, các cuộc vận động quyên góp ủng hộ chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo bà con Việt kiều, lưu học sinh cùng các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a. Tại Bri-xbên thuộc bang Quin-xlen (Queensland), phong trào được phát động thành nhiều đợt, đợt một dự kiến kết thúc ngày 26-9 tới. Tại Men-bơn thuộc bang Vích-to-ri-a (Victoria), Hội doanh nhân Việt kiều Úc châu đã quyên góp được 9.500 AUD và chuyển số tiền này cho Quỹ Học bổng Vừ A Dính. Tại Xít-ni, bang Niu Xao Uên (New South Wales), phong trào được đẩy mạnh không chỉ qua sự ủng hộ về tài chính mà còn bằng việc tích cực trao đổi ý kiến xung quanh vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.
Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính Trương Mỹ Hoa cho biết, cộng đồng người Việt tại Ô-xtrây-li-a là cộng đồng đi đầu trong việc ủng hộ chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” và đã có những đóng góp hết sức quý báu. Đại sứ Hoàng Vĩnh Thành khẳng định sự đóng góp của cộng đồng cũng là sự chung tay trong công cuộc bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển, đảo của dân tộc.
Chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu”, do Quỹ Học bổng Vừ A Dính và báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, được chính thức công bố ngày 14-8 vừa qua. Mục tiêu của chương trình là vận động các mạnh thường quân tài trợ khoảng 10 tỷ đồng để xây dựng một trường học trên đảo Trường Sa Lớn. Trường học rộng hơn 300 mét vuông, có 6 phòng học cho học sinh từ mầm non đến lớp 5, thư viện, bể dự trữ nước ngọt, nhà lưu trú cho giáo viên, dự kiến được khởi công vào tháng 10 tới và khánh thành vào tháng 3 năm sau.
* Tối 22-9, tại Nhà hát Wesley Mission ở trung tâm thành phố Xít-ni (Sydney), Gala ca nhạc với chủ đề “Nguồn cội” do Hội sinh viên Việt Nam năng động (VDS) tiểu bang Niu Xao Uên (New South Wales) tổ chức cũng đã diễn ra hết sức sôi nổi.
Hơn 1.000 du học sinh Việt Nam đến từ các trường đại học như Niu Xao Uên, Xít-ni,… không ngừng cổ vũ, hòa mình vào các tiết mục ca nhạc, hài kịch “cây nhà lá vườn” được dàn dựng công phu, sáng tạo và đầy ý nghĩa. Người xem lần lượt trải qua nhiều cung bậc xúc cảm, khi thì sâu lắng với “Hà Nội ngày trở về”, “Điều giản dị”, “Bóng dáng mẹ hiền”…, lúc lại sôi động với “Những điều nhỏ nhoi”, “Câu chuyện nhỏ của tôi”... Đặc biệt, khán phòng tưởng chừng vỡ tung với những tiếng cười qua vở hài kịch “Sơn Tinh - Thủy Tinh” và tiết mục trình diễn Stand up Comedy (hài độc thoại hình thể) đậm chất sinh viên. So với các năm trước, nét đặc sắc của Gala thường niên lần thứ 15 này có thêm các loại hình âm nhạc truyền thống như dân ca, hò, vè… và nội dung các bài hát cũng hướng về quê hương, nguồn cội nhiều hơn. Trong đêm Gala, để thúc đẩy tinh thần yêu nước, Ban Tổ chức cũng đã tổ chức bán vé rút thăm trúng thưởng nhằm gây quỹ hưởng ứng phong trào “Góp đá vì Trường Sa”.
Bên cạnh Lễ hội văn hóa dân gian và Giải thể thao Easter Sport, Gala ca nhạc do Hội sinh viên Việt Nam năng động thực hiện là một trong số các sự kiện văn hóa, thể thao thường niên thu hút sự chú ý, ủng hộ nhiều nhất của sinh viên Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a. Đây là cơ hội để các du học sinh Việt Nam thể hiện tài năng, đồng thời gặp gỡ giao lưu, trao đổi thông tin hỗ trợ nhau trong học tập và cuộc sống hằng ngày ở nước ngoài. Bên cạnh đó, các du học sinh còn có dịp cùng hướng về quê hương, đất nước với khát vọng mang sức trẻ và tri thức trở về góp phần xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh.
Ô-xtrây-li-a là một trong những nước có lượng sinh viên Việt Nam theo học đông nhất, khoảng 26.000 người, trong đó phần lớn tập trung tại hai tiểu bang Niu Xao Uên và Vích-to-ri-a./.
Đoàn văn công Quân đội nhân dân Lào biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khu vực Hà Nội  (24/09/2012)
Điện mừng nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng hòa A-déc-bai- gian  (24/09/2012)
Liên hoan phim quốc tế “Thông điệp gửi nhân loại”  (24/09/2012)
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn Anh được bầu là Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam nhiệm kỳ IV  (24/09/2012)
Tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Cam-pu-chia  (24/09/2012)
Tàu chiến Nhật Bản thăm Nga  (24/09/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên