Tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Cam-pu-chia
Đất nước Cam-pu-chia có diện tích 181.035 km2, dân số 14.388.910 người, người Khmer chiếm đa số (khoảng 90%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 909USD/năm. Đạo Phật được coi là Quốc đạo của Cam-pu-chia. Cam-pu-chia được biết đến là một đất nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số làm nghề nông. Cam-pu-chia đặt ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới. Kinh tế Cam-pu-chia đang giữ đà tăng trưởng khá, GDP năm 2011 đạt 6,9%, dự kiến GDP năm 2012 đạt 6,6%. Trong 7 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu của Cam-pu-chia đạt 7,45 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng năm Cam-pu-chia thu hút khoảng 5 triệu khách đến thăm quan, du lịch tạo nguồn thu đáng kể.
Việt Nam - Cam-pu-chia thiết lập ngoại giao ngày 24-6-1967. Trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao, nhân dân hai nước đã đoàn kết, kề vai sát cánh, ủng hộ và giúp đỡ dẫn nhau chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân và cùng giành thắng lợi. Nhân dân hai nước trở thành những người bạn chiến đấu, cùng chung chiến hào, hỗ trợ nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và bè lũ tay sai, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, giải phóng dân tộc. Ngày nay, quan hệ Việt Nam - Campuchia đã chuyển sang một giai đoạn mới. Hai nước đã chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ những thành quả xã hội, khôi phục và phát triển đất nước. Các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp cho quan hệ hai nước ngày càng củng cố và phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Thông qua việc trao đổi nhiều đoàn cấp cao cũng như các bộ, ngành, đoàn thể quần chúng và các địa phương, nhất là các tỉnh có chung biên giới, đã cùng nhau góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự tin cậy và gắn bó giữa các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước.
Năm 2012 này, hai nước đã và đang tích cực phối hợp tổ chức các hoạt động chào mừng "Năm Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia 2012" và Kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước (24-6-1967 - 24-6-2012). Quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục được củng cố và thúc đẩy theo phương châm "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài". Các lãnh đạo cấp cao Việt Nam thường xuyên tổ chức các chuyến thăm Cam-pu-chia như: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hữu nghị cấp Nhà nước (6 đến 8-12-2011), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao ASEAN 20 (tháng 4-2012); Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm làm việc tại Cam-pu-chia (8-2012)... Trong tình cảm thắm thiết giữa hai nước, nước bạn cũng thường xuyên sang thăm hỏi và làm việc ở nước ta: Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Hun Sen sang Việt Nam hai lần; Chủ tịch Quốc hội Hêng Xom-rin thăm hữu nghị chính thức Việt Nam 20 đến 25-7-2012 và Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị Quan hệ hữu nghị Quốc hội Việt Nam - Cam-pu-chia (23 đến 25-8-2012)...
Việt Nam và Campuchia đều thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, đều hết sức coi trọng việc củng cố, tăng cường quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước. Bằng quyết tâm và sự nỗ lực chung của hai nước, trong những năm qua, quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia đã có những bước phát triển tốt đẹp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thực sự trở thành một nhân tố quan trọng, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định lâu dài để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia của mỗi nước.
Hai bên cũng đã tổ chức Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Cam-pu-chia (8-2011), Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia lần thứ 7 tại Thành phố Hồ Chí Minh và giao lưu hai Bộ Ngoại giao Việt Nam - Cam-pu-chia (3-2012), Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Cam-pu-chia lần thứ 3 tại tỉnh Kiên Giang (24-6-2012). Hoạt động ngoại giao nhân dân như Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị, Hội Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia, Mặt trận, các đoàn thể quần chúng được quan tâm thúc đẩy. Hợp tác an ninh, quốc phòng được tăng cường, đẩy mạnh hợp tác bảo vệ an ninh, giữ vững ổn định và trật tự trên toàn tuyến biên giới, phòng chống và ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm xuyên quốc gia.
Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước tiếp tục phát triển nhanh chóng, kim ngạch thương mại hai chiều 2011 đạt 2,829 tỷ USD, dự kiến năm 2012 đạt 3,4 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,929 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2011. Đến nay, Việt Nam có 112 dự án được cấp phép đầu tư tại Cam-pu-chia với tổng vốn trên 2,4 tỷ USD, tập trung ở một số lĩnh vực; trồng cao su; khai khoáng; thăm dò dầu khí; năng lượng; viễn thông; tài chính; ngân hàng... Việt Nam tiếp tục giúp Cam-pu-chia đào tạo nguồn nhân lực, y tế, giúp khám chữa bệnh cho nhân dân Cam-pu-chia.
Công tác phân giới cắm mốc biên giới tiếp tục được hai bên phối hợp triển khai. Tính tới thời điểm hiện tại, hai nước đã xác định được 239 vị trí tương ứng với 289 cột mộc, phân giới được khoảng 703 km đường biên giới. Hai bên khẳng định tiếp tục hợp tác để sớm hoàn thành công tác này, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Chuyến thăm của Quốc vương Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni đến Việt Nam lần này nhằm tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia, đặc biệt là nhân dịp Năm Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia 2012 và Kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần củng cố mối quan hệ gần gũi giữa lãnh đạo hai nước. Đây cũng là dịp để các nhà lãnh đạo Việt Nam và Cam-pu-chia thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi về một số vấn đề trong quan hệ song phương./.
Tàu chiến Nhật Bản thăm Nga  (24/09/2012)
Thủ tướng Ấn Độ bảo vệ quyết định cải cách kinh tế  (22/09/2012)
Malaysia hối Trung Quốc đẩy nhanh thực hiện DOC  (22/09/2012)
Thúc đẩy hợp tác công nghiệp ASEAN - Trung Quốc  (22/09/2012)
Hà Nội yêu cầu quận Ba Đình rà soát dự án "treo"  (22/09/2012)
Việt Nam và Trung Quốc đồng tổ chức CISMEF 2012  (22/09/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên