Ủy ban Đối ngoại của QH họp phiên toàn thể lần 4
23:36, ngày 06-06-2012
Chiều 6-6, tại Hà Nội, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 4 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng.
Tại phiên họp này, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề cương Chiến lược Ngoại giao Quốc hội từ nay đến năm 2020; dự thảo Báo cáo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về đối ngoại; dự thảo Báo cáo công tác hoạt động của Ủy ban Đối ngoại từ kỳ họp thứ 2 đến kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII và Chương trình công tác đến hết năm 2012.
Các đại biểu thống nhất cho rằng trong năm 2012, Ủy ban tiếp tục triển khai Kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, tập trung nghiên cứu, đóng góp ý kiến cụ thể sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 từ kết quả tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 về lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế thuộc lĩnh vực của Ủy ban. Ủy ban tiếp tục phát huy vai trò vị thế của Quốc hội Việt Nam tại các diễn đàn quan trọng của Liên Nghị viện khu vực và thế giới, đặc biệt tham mưu tổ chức Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 33 (AIPA 33) tại Indonesia vào tháng 9-2012.
Cũng trong thời gian tới, Ủy ban Đối ngoại tiếp tục tăng cường vai trò tham mưu, điều hòa, phối hợp trong việc xây dựng và tổ chức triển khai chương trình hoạt động đối ngoại của Quốc hội theo hướng xác định mục tiêu, đối tượng trọng tâm, trọng điểm, chú trọng vào hiệu quả và thiết thực; xây dựng hoàn chỉnh dự thảo Đề án Chiến lược Ngoại giao của Quốc hội từ nay đến năm 2020, trình cấp có thẩm quyển xem xét, phê duyệt.
Về sửa đổi các quy định của Hiến pháp năm 1992 về đối ngoại, các đại biểu nhấn mạnh: Việc sửa đổi cần thể hiện đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về đường lối đối ngoại trong tình hình mới, nhất là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Các nội dung sửa đổi Hiến pháp về đối ngoại cần cô đọng, có tính nguyên tắc và ổn định lâu dài.
Về mặt kỹ thuật, cách thể hiện về lĩnh vực này không chỉ dừng lại ở những điều, khoản liên quan trực tiếp đến lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế mà cần mở rộng sang các điều, khoản có quan hệ gián tiếp và tác động tới lĩnh vực đối ngoại như các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Đồng thời việc sửa đổi này cũng thể hiện được chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phát huy trách nhiệm của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế làm cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách đối ngoại trong giai đoạn mới./.
Hợp tác Thông tấn xã Việt Nam và PRD Thái Lan xây dựng ASEAN  (06/06/2012)
Thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào  (06/06/2012)
Hoàn thiện báo cáo thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân  (06/06/2012)
Khủng hoảng nợ đe dọa nhấn chìm Tây Ban Nha  (06/06/2012)
Đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thành phố Milan  (06/06/2012)
Thành phố Hồ Chí Minh: Hiệu quả thiết thực từ một chủ trương đúng đắn  (06/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay