Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp
Quyết định nêu rõ: Chuyển Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương thành Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để quản lý tập trung, thống nhất, có hiệu quả các nguồn thu từ phần vốn Nhà nước góp tại các doanh nghiệp, bao gồm cả các nguồn thu từ quá trình sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp thay thế Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 113-2008-QĐ-TTg ngày 18-8-2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Các trường hợp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận sử dụng nguồn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương để bổ sung vốn điều lệ, tái cơ cấu tài chính, bổ sung vốn nhằm duy trì hoặc tăng tỷ lệ vốn Nhà nước đang tham gia tại các doanh nghiệp khác trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo các nội dung quy định tại Quyết định này.
Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước được giao tổ chức giữ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để thực hiện thu, chi theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền.
Đối tượng áp dụng của Quỹ là các doanh nghiệp có nguồn thu phải nộp về Quỹ hoặc được hỗ trợ từ Quỹ; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng Quỹ.
Nguồn thu của Quỹ từ cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước theo quy theo quy định của pháp về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần; các hình thức sắp xếp chuyển đổi khác như giao, bán, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; các khoản thu sau cổ phần hóa; khoản lợi nhuận được chia, cổ tức của phần vốn Nhà nước góp tại các doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi do các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Quỹ sẽ được chi cho các nội dung chính sau: Hỗ trợ các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp 100% vốn sở hữu Nhà nước thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định của pháp luật. Hỗ trợ kinh phí cho các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con không đủ nguồn để giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật. Bổ sung vốn điều lệ cho các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật. Đầu tư bổ sung vốn để duy trì hoặc tăng tỷ lệ phần vốn nhà nước đang tham gia tại các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính và cơ quan được giao thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các khoản chi khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp sẽ chi hỗ trợ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư. Theo đó, có 3 đối tượng được hỗ trợ gồm: người lao động bị mất việc hoặc thôi việc, kể cả trường hợp người lao động tự nguyện thôi việc theo quy định của Bộ Luật Lao động tại các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, các nông, lâm trường quốc doanh thực hiện các hình thức sắp xếp, chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Người lao động dôi dư (có tên trong danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm quyết định cổ phần hóa) phát sinh từ năm thứ 02 đến năm thứ 05 tại các công ty cổ phần được chuyển đổi theo Nghị định số 187-2004-NĐ-CP ngày 16-11-2004 và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước ngày 1-8-2007. Các chức danh thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, Kiểm soát viên ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các nông, lâm trường quốc doanh thực hiện sắp xếp, chuyển đổi theo quy định của pháp luật về chính sách đối với lao động dôi dư.
Nguyên tắc hỗ trợ kinh phí của Quỹ là khi thực hiện cổ phần hóa, bán doanh nghiệp, doanh nghiệp phải dùng toàn bộ tiền thu từ cổ phần hóa, bán doanh nghiệp và Quỹ Dự phòng trợ cấp mất việc làm trích đủ theo quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư theo phương án sắp xếp lao động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tương tự, khi thực hiện giao, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước, sáp nhập, hợp nhất, chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu; doanh nghiệp và nông, lâm trường quốc doanh thực hiện việc sắp xếp lại phải sử dụng toàn bộ nguồn quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm trích đủ theo quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư theo phương án sắp xếp lao động được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phần kinh phí còn thiếu được Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hỗ trợ theo quy định.
Sau khi nhận được kinh phí từ Quỹ, doanh nghiệp có trách nhiệm niêm yết công khai tại công ty mức kinh phí được hưởng của từng người lao động trong thời gian tối thiểu 3 ngày làm việc. Đồng thời, hoàn tất việc chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp nhận được kinh phí. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7 tới./.
Kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh  (14/05/2012)
Hướng tới kỉ niệm 122 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2012)  (14/05/2012)
Châu Á-Thái Bình Dương tăng khả năng phản ứng trước biến đổi khí hậu  (14/05/2012)
Việt Nam gây ấn tượng mạnh tại Hội chợ văn hóa bạn bè của Mexico  (14/05/2012)
Phát triển quan hệ ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản  (14/05/2012)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay