Kỷ niệm lần thứ 18 Ngày Nam Phi Tự do
TCCSĐT - Tối ngày 27-4-2012, tại Hà Nội, với chủ đề “Cùng nhau xây dựng sự đoàn kết và phồn vinh”, Đại sứ quán nước Cộng hòa Nam Phi tại Hà Nội đã tổ chức Lễ Kỷ niệm lần thứ 18 Ngày Nam Phi Tự do (27-4-1994 - 27-4-2012), xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các đại sứ và trưởng đoàn ngoại giao, đại diện các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế, đã tới dự.
Trong bài phát biểu, Đại biện lâm thời Đại sứ quán nước Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam, bà Nontatu Skolo, khẳng định, ngày 27-4-1994 là một mốc son trong lịch sử đấu tranh của nhân dân Nam Phi để xây dựng nên một nước Nam Phi dân chủ, không phân biệt chủng tộc và giới tính, đoàn kết dân tộc với mục tiêu phát triển một xã hội đồng nhất và xây dựng đất nước. Bà Nontatu Skolo nói: “là những công dân Nam Phi, chúng tôi luôn nhận thức và cam kết rõ ràng rằng, chúng ta đang sống và làm việc trong một môi trường toàn cầu nơi chứa đựng cả sự năng động và những phức tạp, những giới hạn, thậm chí là những điều không thể dự đoán trước, những việc có thể gây cản trở mọi nỗ lực của chúng ta. Chúng tôi cũng hiểu rõ những thách thức to lớn mà chúng tôi phải đối mặt để xây dựng đất nước mình. Tuy nhiên, chúng tôi quyết tâm sẽ đóng góp vào sự phát triển của đất nước để duy trì và phát triển nền dân chủ và tự do cho những thế hệ tương lai cũng như đảm bảo vị thế là một thành viên năng động của cộng đồng quốc tế”.
Lễ Kỷ niệm lần thứ 18 Ngày Nam Phi Tự do |
Trong phát biểu của mình, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn chúc mừng những thành tựu kinh tế - xã hội mà Nam Phi đã đạt được, đồng thời nêu rõ, là người bạn thân thiết của nhân dân Nam Phi, nhân dân Việt Nam vui mừng được chứng kiến những thành tựu nổi bật mà nhân dân Nam Phi đã đạt được trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đưa Nam Phi trở thành động lực phát triển kinh tế tại châu lục, nâng cao vai trò và vị thế của Nam Phi trong cộng đồng quốc tế; đồng thời, đánh giá cao những đóng góp tích cực của Nam Phi với vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khóa 2011 - 2012 và Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 1-2012 trong nỗ lực bảo đảm an ninh và hòa bình quốc tế.
Thứ trưởng cũng bày tỏ sự vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đang ngày càng phát triển và bày tỏ tin tưởng, trong thời gian tới, với sự nỗ lực của các bộ, ngành và doanh nghiệp hai bên, với vai trò năng động và những đóng góp tích cực của Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Pretoria, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nam Phi trên mọi lĩnh vực sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước Việt Nam - Nam Phi.
Lịch sử Nam Phi đã lấy ngày 27-4 hằng năm là ngày Lễ kỷ niệm sự kiện Cộng hòa Nam Phi lần đầu tiên tổ chức bầu cử dân chủ vào ngày 27-4-1994. Đây cũng là ngày các công dân Nam Phi bằng chính lá phiếu của mình, bầu ra chính quyền do Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) của Tổng thống Nelson Maldela lãnh đạo, khẳng định sự bình đẳng, tự do, phát triển và nhân quyền cho tất cả mọi người, không phân biệt sắc tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị cũng như xuất thân. |
Từ cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975  (28/04/2012)
Công bố giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam và giải thưởng WIPO năm 2011  (27/04/2012)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Nam Phi  (27/04/2012)
Hội nghị trực tuyến về một số nội dung trình Quốc hội  (27/04/2012)
Tuần lễ Biển và Hải đảo 2012: Mạnh về biển, giàu từ biển  (27/04/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên