Bước ngoặt trong cung ứng năng lượng ở châu Âu
20:52, ngày 09-11-2011
TCCSĐT - Ngày 8-11-2011, tại thành phố Lubmin ở Đông Bắc nước Đức, với sự chứng kiến của Tổng thống Nga D. Medvedev, Thủ tướng Đức A. Merkel, Thủ tướng Pháp F. Fillon, Thủ tướng Hà Lan M. Rutte và Cao ủy EU về năng lượng G.Oettinger, hệ thống đường ống dẫn khí đốt từ Nga xuyên ngầm qua Biển Bantic sang thẳng nước Đức, còn được gọi là North Stream, đã chính thức đưa vào sử dụng.
Lãnh đạo các nước tại buổi khánh thành tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc
|
Sự kiện này được coi là một bước ngoặt về cung ứng năng lượng ở châu Âu. Với ý nghĩa to lớn và lâu dài mang tính chiến lược thể hiện trên hai phương diện.
Thứ nhất, North Stream cung ứng khí đốt của Nga cho EU mà không phải quá cảnh qua bất cứ quốc gia nào như từ trước tới nay, loại trừ được tác động tiêu cực có thể có từ mối quan hệ giữa EU hay Nga với các nước trung gian.
Thứ hai, dưới tác động của thảm họa hạt nhân ở Fukushima (Nhật Bản), nhiều quốc gia ở châu Âu đã quyết định đóng cửa dần các nhà máy điện hạt nhân, thay vào đó tăng mức độ năng lượng tái tạo và mới, cũng như sử dụng khí đốt. Vì thế khí đốt hiện đóng vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng của các quốc gia.
Bên cạnh đó, hệ thống đường ống dẫn khí đốt này không chỉ mang tính chất là dự án kinh tế và thương mại, mà đó còn thể hiện chất lượng quan hệ mới, có tác động chính trị to lớn giữa EU và Nga.
North Stream được khởi công tháng 4-2010 với tổng vốn đầu tư là 7,4 tỉ euro do các công ty của Nga, Đức và Hà Lan đóng góp, có chiều dài 1224 km, công suất thiết kế là chu chuyển hàng năm 55 tỉ km3 khí đốt từ Nga sang Tây Âu.
North Stream là một trong những dự án tuyến đường ống cung cấp khí đốt từ Nga và một số quốc gia Trung Á sang Tây và Nam Âu. Ngoài North Stream, Nga cùng với một số quốc gia khác đã triển khai xây dựng tuyến South Stream nối từ Nga vượt qua Biển Đen sang Bulgaria, từ đó đi tiếp sang Áo, Hy Lạp và Italy.
Để giảm bớt sự lệ thuộc vào cung ứng khí đốt từ Nga, EU cũng đầu tư xây dựng tuyến Nabucco từ Biển Caspia sang châu Âu dài 3300 km, không đi qua lãnh thổ Nga, dự kiến ban đầu hoàn thành năm 2014. Tuy nhiên, vấn đề vốn đầu tư cho dự án đến nay vẫn chưa được xử lý ổn thỏa./.
Thủ tướng Italy và Hy Lạp tuyên bố từ chức  (09/11/2011)
Chính phủ hỗ trợ các tỉnh chống dịch bệnh tai xanh  (09/11/2011)
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Hàn Quốc  (09/11/2011)
Để phát triển mạnh mẽ và bền vững kinh tế biển ở Hải Phòng  (09/11/2011)
Về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam trong hội nhập quốc tế  (09/11/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay