HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Lê Dũng - Huyện Hòa Bình tiết kiệm, chống lãng phí theo gương Bác Hồ

Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hơn hai năm qua, cán bộ và nhân dân huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, đã nhận thức và hành động ngày càng tự giác và sâu rộng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống mọi mặt.

TIÊU ĐIỂM: CÔNG TÁC DÂN VẬN NHẰM TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC - MỘT YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI

Trần Quang Hải - Tư tưởng “Dân vận” của Hồ Chí Minh - “cẩm nang” của công tác dân vận thời kỳ mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống dân vận của Đảng, 60 năm tác phẩm “Dân vận” của Hồ Chí Minh (lần đầu tiên đăng trên tờ Sự thật, ngày 15 -10-1949), càng đọc kỹ tác phẩm này càng thấm thía tầm tư tưởng của Người về công tác quan trọng này trước yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Nguyễn Duy Việt - Những vấn đề cấp bách trong công tác dân vận hiện nay

Gần 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Bộ mặt thành thị, nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống của nhân dân thay đổi rõ rệt; dân chủ trong Đảng, trong xã hội mở rộng; lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng thêm vững chắc. Kết quả đó là thể hiện của sự lãnh đạo vững vàng, đường lối đổi mới đúng đắn cũng như công tác vận động tập hợp quần chúng năng động của Đảng ta. Song, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cũng đang đặt ra cho công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác dân vận nói riêng nhiều vấn đề cần nghiên cứu làm rõ để tiếp tục đổi mới, đáp ứng yều cầu của thời kỳ mới hiện nay.

Võ Thị Mai - Công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế

Công tác dân vận của Đảng ta luôn chiếm một vị trí quan trọng, thậm chí quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Điều này cho thấy vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác dân vận: "...Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công"(1). Công tác dân vận vừa là tiền đề, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này, đòi hỏi chúng ta phải hiểu thế nào là dân vận và công tác dân vận cùng những giải pháp hữu hiệu trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

DIỄN ĐÀN CƠ SỞ

Nguyễn Sáng Vang - Nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội ở Tuyên Quang

Tỉnh Tuyên Quang là vùng đất tụ cư lâu đời và gắn bó sâu sắc của 22 dân tộc anh em. Với bản sắc văn hóa vừa độc đáo, vừa đa dạng và thống nhất trong dòng chảy văn hóa Việt Nam; với truyền thống lịch sử và cánh mạng; với những tiềm năng sẵn có, Đảng bộ và nhân dân Tuyên Quang đã và đang tích cực khai thác mọi lợi thế, phát huy nội lực, tạo sự đồng thuận xã hội cao để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển do Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh đề ra, trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc và đạt mức trung bình trong cả nước...

Lê Duy Thống - Từ thực tiễn công tác dân vận ở cơ sở tại Nam Bộ

Là vùng đất trù phú, có những nét đặc thù riêng, nhờ thực hiện tốt công tác dân vận, những năm vừa qua các tỉnh Nam Bộ đã phát huy thế mạnh của mình, góp sức vào những thành tựu chung phát triển đất nước. Để công tác dân vận thực hiện ngày càng tốt hơn, cần phải phát huy những mặt mạnh và nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém để sửa chữa tiến bộ.

Nguyễn Văn Hùng - Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp ở huyện Thuận Thành

Tuy Thuận Thành có nhiều thuận lợi về địa - kinh tế, “nhất cận thị, nhị cận giang”, nhưng do điểm xuất phát thấp nên số cư dân và lao động nông nghiệp vẫn còn khá lớn. Do đó, việc tìm cách đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp để từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn được xác định là vấn đề quan trọng nhằm phát triển bền vững.

Nguyễn Đức Quyền - Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Lạng Sơn

Trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện của Lạng Sơn, nhiều người là người dân tộc thiểu số. Và nhìn chung, có thể nói, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận đều còn nhiều mặt bất cập. Điều đó đã hạn chế trong việc hoạch định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là chỉ đạo công tác thực tiễn tại địa phương.

Bích Diệp - Một số giải pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ở Thái Bình

Với mật độ dân số cao, nhiều khu công nghiệp, làng nghề tập trung, cùng việc phải hứng chịu sự xâm nhập của nước biển..., Thái Bình hiện là một trong những tỉnh có nguy cơ ô nhiễm nước sinh hoạt lớn trên toàn quốc. Tỉnh cùng các ban, ngành chức năng đang gấp rút triển khai các giải pháp xử lý nhằm đạt mục tiêu đề ra là đến năm 2010, có 85% số người dân tỉnh được dùng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia. Phóng viên (PV) Tạp chí Cộng sản có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Cang, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh để làm rõ vấn đề này.

KINH NGHIỆM TỪ CƠ SỞ

Hạ Long - Có một tên gọi “thị xã hiến đất” - khởi nguồn từ công tác dân vận

Tại nhiều địa phương, quá trình đô thị hóa thường gặp khó khăn trong quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, nếu xử lý không tốt sẽ dẫn đến những hệ quả bất lợi: mất an ninh trật tự, khiếu kiện kéo dài... Cũng trong hoàn cảnh tương tự, nhưng thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, đã không chỉ tháo gỡ các vướng mắc trên, mà còn vận động được người dân hiến đất, tự giải phóng mặt bằng để phát triển đô thị. Thành công này bắt đầu từ công tác dân vận hiệu quả.

Đoàn Quốc Cường - Phương châm công tác dân vận ở đồng Tháp: Lắng nghe dân nói, nói cho dân hiểu và làm cho dân được hưởng

Trong những năm qua, cả hệ thống chính trị ở Đồng Tháp đã tập trung dồn sức chỉ đạo, làm chuyển biến công tác dân vận ở xã, phường, thị trấn với nhiều việc làm thiết thực như: lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; thuyết phục, vận động và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân theo phương châm "Lắng nghe dân nói, nói cho dân hiểu và làm cho dân được hưởng"

Lê Hải - Vũ Đình Quân - Đoàn Văn Anh (Thực hiện) - “Dân vận khéo” khắp Bắc - Trung - Nam

An dân phải lấy gốc từ cơ sở, mà đội ngũ đóng góp lớn vào nhiệm vụ quan trọng này là những người làm công tác dân vận. Có những việc tưởng chừng rất khó, không thể làm được, nhưng do dân vận “khéo”, hợp lòng dân, đã giải quyết hiệu quả. Phóng viên Tạp chí Cộng sản có cuộc phỏng vấn một số cán bộ cơ sở chung quanh vấn đề trên.

Đinh Văn Cai - Đổi mới và tăng cường công tác dân vận - yếu tố quan trọng bảo vệ chủ quyền biên giới

Quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" và các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về công tác dân vận, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; từ năm 2003, Đảng ủy Quân khu 9 đã ban hành Nghị quyết số 335/NQ-ĐUQK về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới". Sau gần 6 năm thực hiện các nghị quyết trên, lực lượng vũ trang Quân khu 9 đã tạo được một số chuyển biến quan trọng về công tác dân vận.

Nguyễn Thanh Lâm - Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân

Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa chính thức đi vào hoạt động ngày 01-7-2005 theo quyết định số 161/2004/QĐ-BCN, ngày 06-12-2004, của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, chuyển Điện lực Khánh Hòa thành Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa, có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh điện năng, kinh doanh viễn thông công cộng và một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Từ đó đến nay, Công ty luôn bảo đảm nguồn, lưới điện, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn. Công ty là đơn vị cổ phần duy nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối điện, niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Huỳnh Quang Tiên - Bảo tồn và gìn giữ văn hóa vùng đồng bào các dân tộc tỉnh Bình Phước trong hội nhập kinh tế

Bình Phước là tỉnh miền núi nằm ở phía tây vùng Đông Nam Bộ, nơi cư trú của 41 dân tộc anh em; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20%, đông nhất là dân tộc X'tiêng, Khmer, Tày, Nùng... Sau ngày tái lập tỉnh, công tác bảo tồn và gìn giữ văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn luôn được tỉnh chú trọng thực hiện.

NHÌN RA THẾ GIỚI

Chu Tiến Quang - Cách làm hay của một hợp tác xã ở Thái Lan

Nhiều nước trên thế giới có phong trào hợp tác xã (HTX) phát triển tốt, đem lại những lợi ích không nhỏ cho người dân, nhất là những người nghèo, yếu thế trong xã hội, trong đó có nước láng giềng Thái Lan. Có những điều khoản như thuê chủ nhiệm điều hành thì các HTX của nước ta chưa làm được như ở họ. Và nhiều kinh nghiệm khác chúng ta có thể tham khảo được ở HTX nông nghiệp Phi Mai (Pimai, Thái Lan).

ĐẦU LÀNG - CUỐI PHỐ

Nhị Lê - Những ngọn lửa nhỏ đã... cháy bừng lên!

NHỊP CẦU BẠN ĐỌC

Chung quanh việc thực hiện công tác dân vận

Lời Bộ Biên tập: Nhằm giúp bạn đọc có thêm những thông tin về công tác dân vận ở cơ sở, Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở kỳ này xin trao đổi về một số vấn đề chung quanh công tác này.