Đưa quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Triều Tiên lên bước phát triển mới
Sáng ngày 16-10-2007, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh, lên đường thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Theo lời mời của Tổng Bí thư Ðảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Châng In. Chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, trong đó, có quan hệ kinh tế - thương mại; bày tỏ mong muốn của Việt Nam tích cực tham gia và giải quyết các vấn đề quốc tế, góp phần thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Bán đảo Triều Tiên.
Cùng đi với Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh có các đồng chí: Phạm Gia Khiêm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao; Trần Văn Hằng, Ủy viên Trung ương Ðảng, Trưởng ban Ðối ngoại Trung ương; Ngô Văn Dụ, Ủy viên Trung ương Ðảng, Chánh Văn phòng Trung ương; Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Hồ Tiến Nghị, Trợ lý Tổng Bí thư; Nghiêm Ðình Vỳ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Việt Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Bộ Công thương. Tham gia Ðoàn còn có Ðại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Lê Văn Cự.
Ảnh: Tháp Juche, Bình Nhưỡng |
Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 31-1-1950. Hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Triều Tiên đã dành cho nhau sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã trao đổi các chuyến thăm hữu nghị trong đó có chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12-7-1957), Thủ tướng Phạm Văn Đồng (6-1961), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (5-2002); Chủ tịch Kim Nhật Thành thăm Việt Nam (từ ngày 27-11 đến 3-12-1958), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yêng Nam, thăm Việt Nam (01-1992). Dự kiến, Thủ tướng Triều Tiên Kim Yêng In sẽ thăm chính thức Việt Nam cuối tháng 10- 2007.
Trong quá trình hợp tác, hai nước đã ký nhiều Hiệp ước, Hiệp định quan trọng như: Hiệp định hợp tác văn hóa (11-1957); Hiệp định hợp tác khoa học, kỹ thuật (10-1958); Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (1961); Hiệp định Thương mại và hàng hải (12-1962); Hiệp định Hỗ tương về Y tế (12-1966); Hiệp định Miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ (9-1969); Hiệp định Hợp tác vận tải hàng không dân dụng (01-1977); Hiệp định Vận tải biển (5-2002); Hiệp định Thương mại (5-2002); Hiệp định Tương trợ tư pháp (5-2002); Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (5-2002); Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (5-2002). Hai nước đã lập Ủy ban liên Chính phủ hợp tác kinh tế - khoa học, kỹ thuật Việt Nam - Triều Tiên.
Mời bạn nhấn vào đây để xem thêm thông tin chi tiết: http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104221/ns070621161242
Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Lực lượng vũ trang Quân khu 4 năm 2007  (16/10/2007)
Lời khuyên của bạn  (16/10/2007)
Cải cách giáo dục và vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng luật giáo viên  (16/10/2007)
Thực hiện bình đẳng giới trong hệ thống chính trị  (16/10/2007)
Doanh nhân Việt Nam với văn hóa dân tộc  (15/10/2007)
Một số ý kiến về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham mưu  (15/10/2007)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên