Việt Nam sẽ là chủ tọa Hội nghị Hội đồng Thống đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế/Ngân hàng thế giới vào năm 2009
Tại Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới năm 2008 vừa được tổ chức tại Mỹ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được các quốc gia thành viên nhất trí bầu giữ chức Chủ tọa Hội nghị Hội đồng Thống đốc IMF/WB năm 2009.
Việc Việt Nam lần đầu tiên được cử giữ chức vụ này đã thể hiện sự tín nhiệm và sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc củng cố, phát triển mối quan hệ với IMF/WB cũng như trong việc hoạch định, điều hành chính sách tiền tệ.
Hội nghị Hội đồng Thống đốc IMF/WB năm 2009 sẽ được tổ chức tại Ít-xtan-bun, Thổ Nhĩ Kỳ.
Kể từ khi nối lại quan hệ tài chính với IMF và WB năm 1993, đến nay quan hệ giữa Việt Nam với hai tổ chức tài chính quốc tế này tiếp tục được duy trì tốt đẹp.
Trong giai đoạn 1993-2004, IMF đã cấp cho Việt Nam 4 khoản vay với tổng cam kết hơn 1 tỉUSD. Dù hiện nay hai bên không còn chương trình vay vốn, song hàng năm IMF vẫn cử các đoàn công tác vào Việt Nam để cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô và đưa ra các tư vấn chính sách trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài hỗ trợ đào tạo, IMF còn cung cấp cho Việt Nam nhiều hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng, cải cách thuế, chống rửa tiền.
Đối với WB, Việt Nam là một trong những nước được vay ưu đãi lớn nhất từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), một trong 5 cơ quan thuộc nhóm WB. Các khoản hỗ trợ tài chính dưới hình thức cho vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật của IDA chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa Việt nam và WB.
Từ năm 1993 đến tháng 8-2008, WB cam kết hỗ trợ Việt Nam hơn 8,42 tỉ USD cho trên 80 dự án, trong đó có 73 chương trình, dự án đã và đang được triển khai với tổng trị giá 7,35 tỉ USD. Lượng vốn vay giải ngân thời gian này đạt trên 4,6 tỉ USD.
Trong tài khóa 2008, Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã đàm phán 9 chương trình, dự án với tổng trị giá 1,1 tỉ USD – mức vốn lớn nhất trong một tài khóa từ trước tới nay, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục và cơ sở hạ tầng.
Dự kiến trong năm tài chính 2009, Ngân hàng Thế giới sẽ tài trợ cho Việt Nam khoảng 15 chương trình, dự án với tổng trị giá gần 1,85 tỉ USD.
Nguồn vốn trên không chỉ hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, mà còn góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam./.
Khởi công xây dựng Cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải (15/10/2008)
Hội thảo quốc tế về năng lượng sinh học - chia sẻ thông tin về tiềm năng và cơ hội hợp tác phát triển (15/10/2008)
Cải cách giáo dục và đào tạo ở Nhật Bản hiện nay (14/10/2008)
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Bài học và ý nghĩa lịch sử
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam