Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược quốc gia Việt Nam - WEF lần đầu tiên
TCCS – Nhận lời mời của Nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab, ngày 29-10-2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược quốc gia Việt Nam – WEF lần đầu tiên bằng hình thức trực tuyến với chủ đề: "Tăng cường quan hệ đối tác công tư: Động lực then chốt của phục hồi toàn diện và phát triển bền vững, bao trùm và đổi mới sáng tạo".
Tham dự Đối thoại có Nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF, Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch WEF Borge Brende, các bộ trưởng và lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam và gần 70 nhà lãnh đạo toàn cầu và khu vực của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Đối thoại Chiến lược quốc gia về Việt Nam là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong trong chương trình của WEF năm 2021 nhằm hỗ trợ các tập đoàn toàn cầu mở rộng đầu tư, kinh doanh, đón đầu các xu thế mới trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi. Đối với Việt Nam, Đối thoại là sự kiện quan trọng để Thủ tướng Chính phủ trao đổi trực tiếp với các lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu nhằm huy động mọi nguồn lực, thúc đẩy quan hệ công - tư phục vụ thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng như khát vọng và các mục tiêu phát triển đất nước trong trung và dài hạn.
Phát biểu mở đầu, Giáo sư Klaus Schwab nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam và cá nhân Thủ tướng đã làm việc không mệt mỏi để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân Việt Nam. Giáo sư Klaus Schwab bày tỏ hết sức vui mừng thấy rằng Việt Nam đã triển khai nhanh chóng và quyết liệt chiến lược tiêm chủng; đây là tín hiệu tích cực cho thấy những khó khăn do đại dịch gây ra sẽ có thể vượt qua, Việt Nam sẽ tiếp tục vững bước trên con đường trở thành đầu tàu kinh tế của khu vực.
Giáo sư Klaus Schwab hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển ấn tượng trong những thập kỷ tới. Tuy vậy, bối cảnh mới do đại dịch và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra yêu cầu về khả năng thích ứng và đổi mới trong mọi khía cạnh, theo đó, Giáo sư đánh giá cao cách tiếp cận mà Thủ tướng Chính phủ đã dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu tại Đối thoại lần này.
Ngay sau phát biểu mở đầu của Giáo sư Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng với thông điệp chính sách mạnh mẽ khẳng định nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tầm nhìn, mục tiêu và khát vọng phát triển đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, đây là thời điểm thử thách bản lĩnh, sự sáng tạo và năng lực thích ứng của cả Chính phủ và doanh nghiệp; đây cũng là thời điểm Chính phủ và doanh nghiệp cần tăng cường quan hệ đối tác công - tư để cùng vượt qua khó khăn trên tinh thần "đồng cam cộng khổ", "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Thủ tướng chia sẻ về Kế hoạch tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn trước mắt của Việt Nam, gồm: Chương trình tổng thể mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19; các chương trình về bảo đảm an sinh xã hội và tạo việc làm; phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Thủ tướng khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm động khi nhận được sự chia sẻ, tin tưởng và cam kết đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp; cảm ơn sự chung tay, đồng lòng, hỗ trợ của toàn xã hội và cộng đồng quốc tế, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, trong nỗ lực phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế - xã hội của Việt Nam vừa qua.
Thủ tướng nhấn mạnh 6 định hướng chính sách quan trọng của Việt Nam gồm: Phục hồi chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hoá, hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn, thông suốt của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới; hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế và ổn định đời sống xã hội; triển khai quyết liệt các chương trình đầu tư quy mô lớn, nhất là các dự án hạ tầng giao thông liên vùng, năng lượng, hạ tầng xanh, hạ tầng số quốc gia… có tác động lan toả, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam; nâng cao chất lượng thể chế đồng bộ, hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế, là điều kiện tiên quyết, một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước 10 năm tới; phát huy tối đa nguồn lực quan trọng nhất là con người Việt Nam với tư cách vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu cao nhất của sự phát triển.
Song song với đó, Việt Nam ưu tiên thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực tự chủ của nền kinh tế phù hợp với những điều chỉnh sau đại dịch COVID-19.
Trên cơ sở các định hướng phát triển của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các nhà đầu tư phối hợp thực hiện chủ trương phục hồi sản xuất an toàn tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất để bảo đảm đơn hàng, duy trì chuỗi cung ứng; đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam đang ưu tiên và có nhiều ưu đãi đặc biệt như công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo; xây dựng kết cấu hạ tầng và các dự án phục vụ an sinh xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh nghiên cứu - phát triển, đổi mới sáng tạo và đóng góp đưa Việt Nam trở thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tăng cường đối thoại, phối hợp trong khuôn khổ đối tác công - tư để khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả doanh nghiệp và người dân. Thủ tướng đề nghị những mô hình như Chương trình đối tác công - tư cho nông nghiệp bền vững sẽ được nhân rộng sang các lĩnh vực hợp tác có tiềm năng khác; đưa Đối thoại Chiến lược quốc gia Việt Nam - WEF thành cơ chế thường kỳ giữa lãnh đạo Chính phủ Việt Nam với các doanh nghiệp và chuyên gia của WEF.
Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ đã nhận được sự chia sẻ, đồng tình, hưởng ứng đặc biệt của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tạo không khí trao đổi chân thành, cởi mở, thể hiện sự tin tưởng và mong muốn của các tập đoàn tăng cường hơn nữa quan hệ và mở rộng đầu tư, kinh doanh của Việt Nam. Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp khu vực và toàn cầu đánh giá cao quyết định của Chính phủ Việt Nam chuyển sang thích ứng an toàn với dịch bệnh; ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong chiến dịch tiêm chủng toàn dân, kiểm soát dịch bệnh và các gói hỗ trợ với doanh nghiệp và người lao động. Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đưa ra nhiều kiến nghị chính sách nhằm tái hồi phục và kích thích kinh tế, thúc đẩy FDI, cải thiện kết nối vận chuyển hàng hóa nội địa và xuyên biên giới.
Khép lại Đối thoại, Giáo sư Klaus Schwab một lần nữa bày tỏ tin tưởng vào tiềm năng và vị thế của Việt Nam; cam kết WEF sẽ tiếp tục dành sự hợp tác và hỗ trợ tối đa cho Chính phủ Việt Nam.
Sự tham gia đông đảo, ở cấp lãnh đạo cao nhất của các tập đoàn hàng đầu cho thấy sự quan tâm và tin tưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp nước ngoài đối với triển vọng kinh tế Việt Nam. Đối thoại mở ra cơ hội to lớn để tiếp tục đẩy mạnh hợp tác công - tư, tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam với WEF và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế nhằm xử lý các thách thức trước mắt cũng như thực hiện các mục tiêu trung và dài hạn./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị COP26, thăm làm việc tại Vương quốc Anh  (31/10/2021)
Sáu mươi năm Phong trào Không liên kết: Ý nghĩa lịch sử và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay  (28/10/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao liên quan giữa ASEAN với các đối tác  (28/10/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Tổng thống Cộng hòa Chile Sebastian Piñera  (27/10/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp xã giao các đại sứ, đại biện các nước tham gia EAS tại Hà Nội  (27/10/2021)
Hội nghị cấp cao giữa ASEAN với các đối tác Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ  (27/10/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển