Tiếp tục đưa nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng vào nhà trường
21:04, ngày 21-11-2018
Thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, sáng 21-11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Võ Văn Thưởng cùng Đoàn công tác đã có buổi làm việc kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Báo cáo với Đoàn công tác, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, cho biết xác định việc phòng ngừa tham nhũng là quan trọng, Ban Cán sự đảng đã chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn các đơn vị nghiêm túc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch; kê khai tài sản, thu nhập; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các đơn vị.
Ban Cán sự Đảng đã tăng cường công tác thanh tra hành chính và đột xuất; củng cố tổ chức bộ máy Thanh tra Bộ, các cơ sở giáo dục thuộc Bộ; tăng cường tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho các cơ sở giáo dục; xây dựng mạng lưới cộng tác viên thanh tra cấp Bộ và cơ sở.
Ngành tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 - 2014.
Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá tuy từ đầu nhiệm kỳ chưa phát hiện có các hành vi tham nhũng xảy ra trong phạm vi quản lý của Bộ nhưng vẫn còn một số dư luận về những tiêu cực xảy ra trong ngành như việc dạy thêm, học thêm không đúng, có hiện tượng thu ngoài quy định, tiêu cực trong tuyển sinh; việc kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức có nơi còn mang tính hình thức.
Một số cơ sở giáo dục còn vi phạm hành chính trong công tác tuyển dụng công chức, viên chức, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, vi phạm trong công tác quản lý xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Việc triển khai Chỉ thị 10 còn khó khăn, nhấn là về đội ngũ giáo viên và kinh phí.
Nói về nguyên nhân của những hạn chế, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết việc phân cấp mạnh cho địa phương, việc tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục là xu hướng tốt xong mặt trái của nó cũng cần quan tâm liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng. Tổ chức bộ máy, đội ngũ làm công tác phòng, chống tham nhũng còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu chuyên nghiệp. Công tác kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị cơ sở có thời điểm chưa thực sự hiệu quả...
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần phân định rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo với các bộ, ngành, địa phương trong quản lý giáo dục và đào tạo, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng và công tác thanh tra...
Bộ kiến nghị cần tăng cường xây dựng đội ngũ công chức giỏi, có trình độ chuyên môn trong công tác phòng, chống tham nhũng; có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho những người làm công tác phòng, chống tham nhũng; tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo...
Sau khi nghe ý kiến của Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị, thành viên Đoàn công tác, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị phục vụ buổi làm việc của Bộ.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục; ban hành kế hoạch triển khai công tác phòng, chống tham nhũng trong Bộ; bước đầu đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy; thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng, Chính phủ liên quan tới phòng, chống tham nhũng trong ngành mình ...
Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc Bộ để phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế, trong đó có chú ý đối với những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Bộ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đồng chí Võ Văn Thưởng ghi nhận Bộ đã chú ý việc hoàn chỉnh các quy trình, thủ tục để tăng cường tính công khai, minh bạch trong công tác lãnh đạo, điều hành, áp dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, có bước tiến bộ; đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của năm 2018 và tập trung vào một số khâu, lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng như trong công tác tuyển sinh, tổ chức cán bộ, quản lý tài sản tài chính, xây dựng cơ bản...
Nhấn mạnh ngành giáo dục và đào tạo gắn liền với những kỳ vọng của xã hội về những điều tốt đẹp nhất, theo ông Võ Văn Thưởng chính vì vậy, ngành luôn nhận được quan tâm, giám sát, góp ý và cũng được xã hội đòi hỏi ở ngành rất cao xuất phát từ thực tế của cuộc sống.
"Tiêu cực ở một số ngành khác có thể chỉ gây ra hậu quả trước mắt, có thể lâu dài, nhưng tiêu cực trong ngành giáo dục thì không chỉ gây hậu quả lớn trong giai đoạn trước mắt mà còn là mầm mống nảy sinh những tiêu cực ở các lĩnh vực khác trong tương lai" - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng chỉ rõ.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ. Thứ nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngay trong nội bộ lĩnh vực quản lý của ngành; thứ hai là chỉ đạo giáo dục phòng, chống tham nhũng trong hệ thống giáo dục quốc dân. "Đây được coi như tiêm vắcxin phòng tham nhũng cho thế hệ tương lai" - đồng chí Võ Văn Thưởng lưu ý.
Phân tích tình hình trong nước, thế giới cũng như những đòi hỏi từ thực tiễn của công tác phòng, chống tham nhũng thời gian tới, đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quán triệt các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, các quy định của Đảng về phòng, chống tham nhũng; tổ chức quán triệt các nội dung về phòng, chống tham nhũng trong các cuộc họp, sinh hoạt của bộ, ngành. Bộ cần nghiên cứu việc đưa nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng vào nhà trường, đây là nhiệm vụ rất quan trọng của ngành. Cách thức cần nghiên cứu để tăng tính hiệu quả; gắn liền công tác phòng, chống tham nhũng với giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cho học sinh, sinh viên.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền, khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót của chính sách, cụ thể trong các lĩnh vực tuyển sinh, phong học hàm, quản lý tài sản, công tác cán bộ...; tăng cường công tác công khai minh bạch trong các khâu. Đồng thời, Bộ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, phối hợp với địa phương để kiểm tra, giám sát những vấn đề người dân bức xúc.../.
Ban Cán sự Đảng đã tăng cường công tác thanh tra hành chính và đột xuất; củng cố tổ chức bộ máy Thanh tra Bộ, các cơ sở giáo dục thuộc Bộ; tăng cường tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho các cơ sở giáo dục; xây dựng mạng lưới cộng tác viên thanh tra cấp Bộ và cơ sở.
Ngành tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 - 2014.
Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá tuy từ đầu nhiệm kỳ chưa phát hiện có các hành vi tham nhũng xảy ra trong phạm vi quản lý của Bộ nhưng vẫn còn một số dư luận về những tiêu cực xảy ra trong ngành như việc dạy thêm, học thêm không đúng, có hiện tượng thu ngoài quy định, tiêu cực trong tuyển sinh; việc kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức có nơi còn mang tính hình thức.
Một số cơ sở giáo dục còn vi phạm hành chính trong công tác tuyển dụng công chức, viên chức, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, vi phạm trong công tác quản lý xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Việc triển khai Chỉ thị 10 còn khó khăn, nhấn là về đội ngũ giáo viên và kinh phí.
Nói về nguyên nhân của những hạn chế, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết việc phân cấp mạnh cho địa phương, việc tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục là xu hướng tốt xong mặt trái của nó cũng cần quan tâm liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng. Tổ chức bộ máy, đội ngũ làm công tác phòng, chống tham nhũng còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu chuyên nghiệp. Công tác kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị cơ sở có thời điểm chưa thực sự hiệu quả...
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần phân định rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo với các bộ, ngành, địa phương trong quản lý giáo dục và đào tạo, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng và công tác thanh tra...
Bộ kiến nghị cần tăng cường xây dựng đội ngũ công chức giỏi, có trình độ chuyên môn trong công tác phòng, chống tham nhũng; có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho những người làm công tác phòng, chống tham nhũng; tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo...
Sau khi nghe ý kiến của Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị, thành viên Đoàn công tác, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị phục vụ buổi làm việc của Bộ.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục; ban hành kế hoạch triển khai công tác phòng, chống tham nhũng trong Bộ; bước đầu đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy; thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng, Chính phủ liên quan tới phòng, chống tham nhũng trong ngành mình ...
Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc Bộ để phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế, trong đó có chú ý đối với những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Bộ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đồng chí Võ Văn Thưởng ghi nhận Bộ đã chú ý việc hoàn chỉnh các quy trình, thủ tục để tăng cường tính công khai, minh bạch trong công tác lãnh đạo, điều hành, áp dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, có bước tiến bộ; đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của năm 2018 và tập trung vào một số khâu, lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng như trong công tác tuyển sinh, tổ chức cán bộ, quản lý tài sản tài chính, xây dựng cơ bản...
Nhấn mạnh ngành giáo dục và đào tạo gắn liền với những kỳ vọng của xã hội về những điều tốt đẹp nhất, theo ông Võ Văn Thưởng chính vì vậy, ngành luôn nhận được quan tâm, giám sát, góp ý và cũng được xã hội đòi hỏi ở ngành rất cao xuất phát từ thực tế của cuộc sống.
"Tiêu cực ở một số ngành khác có thể chỉ gây ra hậu quả trước mắt, có thể lâu dài, nhưng tiêu cực trong ngành giáo dục thì không chỉ gây hậu quả lớn trong giai đoạn trước mắt mà còn là mầm mống nảy sinh những tiêu cực ở các lĩnh vực khác trong tương lai" - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng chỉ rõ.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ. Thứ nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngay trong nội bộ lĩnh vực quản lý của ngành; thứ hai là chỉ đạo giáo dục phòng, chống tham nhũng trong hệ thống giáo dục quốc dân. "Đây được coi như tiêm vắcxin phòng tham nhũng cho thế hệ tương lai" - đồng chí Võ Văn Thưởng lưu ý.
Phân tích tình hình trong nước, thế giới cũng như những đòi hỏi từ thực tiễn của công tác phòng, chống tham nhũng thời gian tới, đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quán triệt các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, các quy định của Đảng về phòng, chống tham nhũng; tổ chức quán triệt các nội dung về phòng, chống tham nhũng trong các cuộc họp, sinh hoạt của bộ, ngành. Bộ cần nghiên cứu việc đưa nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng vào nhà trường, đây là nhiệm vụ rất quan trọng của ngành. Cách thức cần nghiên cứu để tăng tính hiệu quả; gắn liền công tác phòng, chống tham nhũng với giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cho học sinh, sinh viên.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền, khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót của chính sách, cụ thể trong các lĩnh vực tuyển sinh, phong học hàm, quản lý tài sản, công tác cán bộ...; tăng cường công tác công khai minh bạch trong các khâu. Đồng thời, Bộ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, phối hợp với địa phương để kiểm tra, giám sát những vấn đề người dân bức xúc.../.
Đoàn đại biểu Đảng Nur Otan, Cộng hòa Kazakhstan thăm Việt Nam  (21/11/2018)
Xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức chậm trễ trong cổ phần hóa  (21/11/2018)
Trung Quốc: Nhìn lại quá trình 40 năm cải cách, mở cửa  (21/11/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 12 đến ngày 18-11-2018)  (21/11/2018)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 19 đến ngày 25-11-2018)  (21/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển