Việt Nam tham dự phiên họp Liên hợp quốc về Đại dương và Luật Biển
21:57, ngày 06-12-2017
Ngày 05-12-2017, tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York, Đại hội đồng khóa 72 đã họp phiên toàn thể về đề mục thứ 77 trong chương trình nghị sự về đại dương và Luật Biển. Phiên họp đã xem xét các báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề liên quan đến đại dương và Luật Biển và thảo luận về các dự thảo nghị quyết được đưa ra dưới đề mục này.
Tại phiên thảo luận, các nước nhấn mạnh năm 2017 đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến vấn đề đại dương và Luật Biển, đặc biệt là Hội nghị Liên hợp quốc về đại dương lần đầu tiên được tổ chức với chủ đề “Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và tài nguyên biển” nhằm hỗ trợ việc thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 14 về biển và đại dương.
Đồng thời, các phiên họp của Ủy ban trù bị do Đại hội đồng Liên hợp quốc thành lập nhằm xây dựng công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực ngoài vùng tài phán quốc gia (BBNJ) đã kết thúc thành công, thông qua báo cáo khuyến nghị về các thành tố của văn kiện pháp lý về BBNJ.
Các nước đều cho rằng đã đến lúc phải đưa các cam kết thành hành động thực tế nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Về UNCLOS, nhiều nước nêu bật tầm quan trọng của công ước với tư cách là “hiến pháp của đại dương” điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, đồng thời là khuôn khổ pháp lý toàn diện nhằm quản lý và sử dụng hòa bình, bền vững và công bằng các tài nguyên biển, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Nga khẳng định tính phổ quát và thống nhất của UNCLOS, kêu gọi tất cả các nước tôn trọng và thực thi các nghĩa vụ của mình nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển, vì lợi ích của toàn thể nhân loại và các thế hệ tương lai.
Liên quan đến vấn đề biển Đông, Đại sứ Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh Biển Đông không chỉ là không gian sinh tồn của người dân các quốc gia ven biển mà còn là nơi có nhiều tuyến hàng hải quốc tế lớn. Duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và quan tâm của khu vực và thế giới.
Cùng với các nước ASEAN, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tiếp tục thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc đã thông qua dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), đồng thời đề nghị sớm đàm phán thực chất để xây dựng một COC có tính khả thi, ràng buộc pháp lý và phù hợp với UNCLOS 1982./.
Đồng thời, các phiên họp của Ủy ban trù bị do Đại hội đồng Liên hợp quốc thành lập nhằm xây dựng công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực ngoài vùng tài phán quốc gia (BBNJ) đã kết thúc thành công, thông qua báo cáo khuyến nghị về các thành tố của văn kiện pháp lý về BBNJ.
Các nước đều cho rằng đã đến lúc phải đưa các cam kết thành hành động thực tế nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Về UNCLOS, nhiều nước nêu bật tầm quan trọng của công ước với tư cách là “hiến pháp của đại dương” điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, đồng thời là khuôn khổ pháp lý toàn diện nhằm quản lý và sử dụng hòa bình, bền vững và công bằng các tài nguyên biển, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Nga khẳng định tính phổ quát và thống nhất của UNCLOS, kêu gọi tất cả các nước tôn trọng và thực thi các nghĩa vụ của mình nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển, vì lợi ích của toàn thể nhân loại và các thế hệ tương lai.
Liên quan đến vấn đề biển Đông, Đại sứ Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh Biển Đông không chỉ là không gian sinh tồn của người dân các quốc gia ven biển mà còn là nơi có nhiều tuyến hàng hải quốc tế lớn. Duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và quan tâm của khu vực và thế giới.
Cùng với các nước ASEAN, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tiếp tục thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc đã thông qua dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), đồng thời đề nghị sớm đàm phán thực chất để xây dựng một COC có tính khả thi, ràng buộc pháp lý và phù hợp với UNCLOS 1982./.
Tham vấn thường niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt-Lào lần thứ 4  (06/12/2017)
Triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ đối với đồng chí Thuận Hữu  (06/12/2017)
Nâng cao sự kịp thời, sinh động trong công tác thông tin đối ngoại  (06/12/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp khách quốc tế  (06/12/2017)
Để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển đất nước hiện nay  (06/12/2017)
Bế mạc Kỳ họp thứ 5, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV  (06/12/2017)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên