Nâng cao sự kịp thời, sinh động trong công tác thông tin đối ngoại
21:24, ngày 06-12-2017
Sáng 06-12-2017, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.
Các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương; Phạm Văn Linh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại chủ trì Hội nghị.
Báo cáo tổng kết cho thấy năm 2017, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương (Ban Chỉ đạo) đã bám sát Kết luận 16 của Bộ Chính trị (khóa XI) về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, đường lối đối ngoại tại Đại hội XII của Đảng để thống nhất, kịp thời định hướng thông tin, tuyên truyền cho các cơ quan thông tấn, báo chí; các ban, bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Sự phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan liên quan được tăng cường, thể hiện rõ nét trong công tác phối hợp tổ chức thành công Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại 2016; phối hợp triển khai nhiều hoạt động thông tin đối ngoại về đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân ý nghĩa, có điểm nhấn phục vụ các sự kiện đối ngoại lớn.
Tiêu biểu trong các hoạt động này là Năm APEC Việt Nam 2017, cao điểm là Tuần lễ cấp cao APEC tại thành phố Đà Nẵng với sự tham dự của Lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới; các chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump; Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào; Năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia…
Ban Chỉ đạo đã chú trọng hơn đến chỉ đạo công tác về thông tin đối ngoại, triển khai thực hiện và dần đưa Nghị định 72 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại vào thực tiễn; tăng cường hướng dẫn tổ chức, định hướng hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại và phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hoạt động thông tin đối ngoại của nhiều tỉnh, thành phố có sự chuyển biến về chất lượng, hiệu quả.
Công tác thông tin đối ngoại năm 2018 và những năm tiếp theo được Ban Chỉ đạo xác định là tiếp tục củng cố, tăng cường vai trò của Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương và các Ban Chỉ đạo địa phương; phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thông tin đối ngoại theo tinh thần Kết luận số 16-KL/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020” và “Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020”.
Để thực hiện phương hướng chung của công tác thông tin đối ngoại năm 2018 và những năm tiếp theo, các đại biểu dự Hội nghị đã thống nhất thực hiện một số nhiệm vụ tăng cường sự chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác thông tin đối ngoại, qua đó tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và tầng lớp nhân dân đối với vai trò của công tác thông tin đối ngoại trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2018 tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và địa phương; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại. Các ban, bộ, ngành chủ động, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, các đề án, kế hoạch về thông tin đối ngoại và chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản, Đề án được phê duyệt.
Trong hoạt động, tiếp tục tăng cường cơ chế phối hợp, chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại giữa các ban, bộ, ngành Trung ương; giữa các ban, sở, ngành địa phương và giữa Trung ương với địa phương. Xây dựng cơ chế phối hợp xử lý nhanh chóng, chính xác, hiệu quả các vấn đề quan trọng, nhạy cảm, đột xuất để chủ động hơn nữa trong định hướng dư luận và đấu tranh chống lại các thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội.
Phát huy kết quả làm được, năm tới, Ban Chỉ đạo chú trọng tăng cường phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; phát huy vai trò quan trọng của các đại sứ quán, tổng lãnh sự quán, trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài trong việc triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại; tăng cường sự phối hợp của các địa bàn trọng điểm trong hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài.
Ban Chỉ đạo xác định chú trọng công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả, tính thuyết phục các thông tin, bài viết, hình ảnh, ấn phẩm thông tin đối ngoại, phù hợp với các đối tượng và địa bàn cụ thể; đa dạng hóa kênh phát hành, bảo đảm thông tin, tài liệu cần tuyên truyền đến được đúng đối tượng và kịp thời; tranh thủ phóng viên ở nước ngoài, các cơ quan thông tấn báo chí quốc tế có uy tín, qua đó, quảng bá hình ảnh Việt Nam; nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác dự báo tình hình khu vực và thế giới...
Phát biểu kết luận, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng ghi nhận những đóng góp, sự chủ động, tích cực trong chỉ đạo, điều hành, định hướng thông tin, tuyên truyền đối ngoại của Ban Chỉ đạo.
Trong năm tới, đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị cần tiếp tục phát huy sự chủ động, tích cực của các thành viên trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động thông tin đối ngoại tại cơ quan, đơn vị, tập trung vào các phương thức thông tin nhanh, kịp thời, sinh động hơn nữa, chủ động thông tin tích cực trên Internet và mạng xã hội; chất lượng sản phẩm thông tin đối ngoại phải phù hợp với xu hướng phát triển số hóa thông tin và cá nhân hóa thông tin.
Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo và các ban, bộ, ngành, địa phương cần thực hiện tốt quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương và Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố; phân công nhiệm vụ cụ thể hơn nữa cho các thành viên.
Ban Chỉ đạo tiếp tục phát huy sự chủ động, tích cực của các thành viên trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động thông tin đối ngoại tại cơ quan, đơn vị, trong đó tập trung vào các phương thức thông tin nhanh, kịp thời, sinh động hơn nữa; tăng cường thông tin bằng tiếng nước ngoài.
Trong hoạt động cần duy trì và nâng cao hơn nữa năng lực và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong công tác thông tin đối ngoại; hỗ trợ tốt hơn nữa hoạt động của Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố; quán triệt đầy đủ hơn nữa trong cấp ủy, lãnh đạo các cấp về tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, trong tình hình mới cho các ban, bộ, ngành, đơn vị, địa phương.
Đồng chí Võ Văn Thưởng lưu ý tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về thông tin đối ngoại; thực hiện tốt lộ trình xây dựng, phát triển một số báo in, báo điện tử đối ngoại quốc gia; tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề, tập huấn chuyên sâu về công tác thông tin đối ngoại tình hình mới; duy trì giao ban các cơ quan báo chí đối ngoại theo định kỳ; nâng cao uy tín, vị thế của Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại.../.
Báo cáo tổng kết cho thấy năm 2017, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương (Ban Chỉ đạo) đã bám sát Kết luận 16 của Bộ Chính trị (khóa XI) về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, đường lối đối ngoại tại Đại hội XII của Đảng để thống nhất, kịp thời định hướng thông tin, tuyên truyền cho các cơ quan thông tấn, báo chí; các ban, bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Sự phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan liên quan được tăng cường, thể hiện rõ nét trong công tác phối hợp tổ chức thành công Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại 2016; phối hợp triển khai nhiều hoạt động thông tin đối ngoại về đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân ý nghĩa, có điểm nhấn phục vụ các sự kiện đối ngoại lớn.
Tiêu biểu trong các hoạt động này là Năm APEC Việt Nam 2017, cao điểm là Tuần lễ cấp cao APEC tại thành phố Đà Nẵng với sự tham dự của Lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới; các chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump; Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào; Năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia…
Ban Chỉ đạo đã chú trọng hơn đến chỉ đạo công tác về thông tin đối ngoại, triển khai thực hiện và dần đưa Nghị định 72 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại vào thực tiễn; tăng cường hướng dẫn tổ chức, định hướng hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại và phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hoạt động thông tin đối ngoại của nhiều tỉnh, thành phố có sự chuyển biến về chất lượng, hiệu quả.
Công tác thông tin đối ngoại năm 2018 và những năm tiếp theo được Ban Chỉ đạo xác định là tiếp tục củng cố, tăng cường vai trò của Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương và các Ban Chỉ đạo địa phương; phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thông tin đối ngoại theo tinh thần Kết luận số 16-KL/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020” và “Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020”.
Để thực hiện phương hướng chung của công tác thông tin đối ngoại năm 2018 và những năm tiếp theo, các đại biểu dự Hội nghị đã thống nhất thực hiện một số nhiệm vụ tăng cường sự chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác thông tin đối ngoại, qua đó tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và tầng lớp nhân dân đối với vai trò của công tác thông tin đối ngoại trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2018 tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và địa phương; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại. Các ban, bộ, ngành chủ động, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, các đề án, kế hoạch về thông tin đối ngoại và chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản, Đề án được phê duyệt.
Trong hoạt động, tiếp tục tăng cường cơ chế phối hợp, chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại giữa các ban, bộ, ngành Trung ương; giữa các ban, sở, ngành địa phương và giữa Trung ương với địa phương. Xây dựng cơ chế phối hợp xử lý nhanh chóng, chính xác, hiệu quả các vấn đề quan trọng, nhạy cảm, đột xuất để chủ động hơn nữa trong định hướng dư luận và đấu tranh chống lại các thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội.
Phát huy kết quả làm được, năm tới, Ban Chỉ đạo chú trọng tăng cường phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; phát huy vai trò quan trọng của các đại sứ quán, tổng lãnh sự quán, trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài trong việc triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại; tăng cường sự phối hợp của các địa bàn trọng điểm trong hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài.
Ban Chỉ đạo xác định chú trọng công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả, tính thuyết phục các thông tin, bài viết, hình ảnh, ấn phẩm thông tin đối ngoại, phù hợp với các đối tượng và địa bàn cụ thể; đa dạng hóa kênh phát hành, bảo đảm thông tin, tài liệu cần tuyên truyền đến được đúng đối tượng và kịp thời; tranh thủ phóng viên ở nước ngoài, các cơ quan thông tấn báo chí quốc tế có uy tín, qua đó, quảng bá hình ảnh Việt Nam; nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác dự báo tình hình khu vực và thế giới...
Phát biểu kết luận, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng ghi nhận những đóng góp, sự chủ động, tích cực trong chỉ đạo, điều hành, định hướng thông tin, tuyên truyền đối ngoại của Ban Chỉ đạo.
Trong năm tới, đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị cần tiếp tục phát huy sự chủ động, tích cực của các thành viên trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động thông tin đối ngoại tại cơ quan, đơn vị, tập trung vào các phương thức thông tin nhanh, kịp thời, sinh động hơn nữa, chủ động thông tin tích cực trên Internet và mạng xã hội; chất lượng sản phẩm thông tin đối ngoại phải phù hợp với xu hướng phát triển số hóa thông tin và cá nhân hóa thông tin.
Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo và các ban, bộ, ngành, địa phương cần thực hiện tốt quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương và Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố; phân công nhiệm vụ cụ thể hơn nữa cho các thành viên.
Ban Chỉ đạo tiếp tục phát huy sự chủ động, tích cực của các thành viên trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động thông tin đối ngoại tại cơ quan, đơn vị, trong đó tập trung vào các phương thức thông tin nhanh, kịp thời, sinh động hơn nữa; tăng cường thông tin bằng tiếng nước ngoài.
Trong hoạt động cần duy trì và nâng cao hơn nữa năng lực và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong công tác thông tin đối ngoại; hỗ trợ tốt hơn nữa hoạt động của Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố; quán triệt đầy đủ hơn nữa trong cấp ủy, lãnh đạo các cấp về tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, trong tình hình mới cho các ban, bộ, ngành, đơn vị, địa phương.
Đồng chí Võ Văn Thưởng lưu ý tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về thông tin đối ngoại; thực hiện tốt lộ trình xây dựng, phát triển một số báo in, báo điện tử đối ngoại quốc gia; tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề, tập huấn chuyên sâu về công tác thông tin đối ngoại tình hình mới; duy trì giao ban các cơ quan báo chí đối ngoại theo định kỳ; nâng cao uy tín, vị thế của Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại.../.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp khách quốc tế  (06/12/2017)
Để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển đất nước hiện nay  (06/12/2017)
Bế mạc Kỳ họp thứ 5, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV  (06/12/2017)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri Cần Thơ  (06/12/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm