5 tháng, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 21%
Cùng với chính sách kích cầu tiêu dùng của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp kích cầu như giảm giá hàng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng… nên tiêu thụ trong nước đã tăng đáng kể.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 5 tăng 1,9% so với tháng 4, trong đó cao nhất là ngành khách sạn, nhà hàng tăng 2,8%. Tính chung 5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 452,3 nghìn tỉ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thương nghiệp tăng 21,9%; du lịch 21,6%...
Nguồn cung hàng hóa trong thời gian này rất dồi dào, nhưng giá cả lại tăng cao, do ảnh hưởng của thời tiết nên những mặt hàng nông sản thực phẩm dễ bị hỏng. Ngoài ra, tỷ giá đồng USD tăng cũng ảnh hưởng đến một số sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 vẫn tiếp tục tăng 0,44% so với tháng 4, tính chung 5 tháng tăng 2,12% so với tháng 12-2008 và tăng 11,59% so với cùng kỳ./.
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
- Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách
- Một số suy nghĩ về công tác cán bộ của Đảng trong tình hình mới
- Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong bối cảnh mới ở Việt Nam hiện nay
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay