Bảo đảm chất lượng và tính cấp thiết trong xây dựng luật, pháp lệnh
TCCSĐT - Sáng nay, 4-6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010. Theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong năm 2010, Quốc hội sẽ thông qua, cho ý kiến đối với 46 dự án luật và thông qua 1 dự án pháp lệnh.
Đánh giá bước đầu về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009, hầu hết các ý kiến phát biểu đều nhất trí với đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhấn mạnh một số vấn đề sau:
- Theo dự kiến, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 gồm 66 dự án luật, pháp lệnh, trong đó có 43 dự án thuộc Chương trình chính thức (35 dự án luật, 5 dự án pháp lệnh, 3 dự án pháp lệnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa thông qua năm 2008 được chuyển sang năm 2009) và 22 dự án luật, 1 dự án pháp lệnh thuộc Chương trình chuẩn bị. Đây là một chương trình xây dựng luật khá nặng, có nhiều dự án so với các năm trước.
Trong 5 tháng qua, nhờ sự nỗ lực, cố gắng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, nhiều dự án luật, pháp lệnh đã được chuẩn bị, trình, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.
- Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình trong 5 tháng đầu năm vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là tiến độ trình dự án để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra còn chậm.
Nguyên nhân chính của những hạn chế nói trên là do việc soạn thảo chưa bảo đảm tiến độ và chất lượng. Một số cơ quan chủ trì soạn thảo chưa chú trọng tổng kết thực tiễn, chưa chỉ đạo sát sao, quyết liệt và đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc chuẩn bị dự án. Một số dự án khi đưa vào Chương trình chưa được xem xét một cách toàn diện về nội dung, phạm vi điều chỉnh, chưa dự báo đầy đủ yêu cầu thực tiễn nên tính khả thi chưa cao, phải rút khỏi Chương trình hoặc phải điều chỉnh thời gian trình. Sự phối hợp giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan, tổ chức hữu quan chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và còn hình thức.
Về định hướng lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010, nhiều ý kiến thảo luận cho rằng, những định hướng mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu trong Tờ trình là hoàn toàn hợp lý, trong đó, cần quán triệt sâu sắc 2 định hướng sau:
1. Tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong Nghị quyết của Đại hội X; các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24 - 5 - 2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”; Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.
2. Chú trọng xây dựng và ban hành các đạo luật trực tiếp góp phần chống suy giảm kinh tế, chủ động phòng, chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân.
Đặc biệt, nội dung dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận nhất. Nhiều ý kiến đề nghị:
Thứ nhất, nên đưa những dự án luật mà lĩnh vực điều chỉnh của chúng đang trở nên cấp thiết vào Chương trình năm 2010. Đặc biêt, nên đưa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) vào Chương trình chính thức năm 2010 (theo dự kiến, được đưa vào Chương trình chuẩn bị năm 2010), bởi vì, phạm vi điều chỉnh của các luật này có ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu, lợi ích bức thiết của nhân dân trong tình hình hiện nay.
Thứ hai, nên đưa một số dự án luật mà lĩnh vực điều chỉnh của chúng chưa trở nên cấp thiết, hoặc còn ở phạm vi hẹp, hoặc có sự chồng chéo với các luật khác ra khỏi Chương trình năm 2010, chẳng hạn, dự án luật Giáo viên, Luật Nuôi con nuôi, Luật Thủ đô.
Thảo luận về các biện pháp bảo đảm thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010, các ý kiến thảo luận đã nhấn mạnh các giải pháp sau:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh ngay sau khi Chương trình được thông qua; bảo đảm tính ổn định của Chương trình, nhưng cũng sẵn sàng điều chỉnh khi thấy thật sự cần thiết, và việc điều chỉnh phải tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Chính phủ cần tập trung, dành thời gian thỏa đáng cho công tác xây dựng pháp luật và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của Chính phủ theo quy định của luật và Hiến pháp; giữ quan hệ thường xuyên với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật. Đồng thời, cùng với các cơ quan của Quốc hội tăng cường tổng kết thực tiễn, tích cực lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học để bảo đảm các dự án luật có được tính khả thi cao, nhất là những dự án luật có phạm vi điều chỉnh rộng hoặc phức tạp.
- Người đứng đầu cơ quan trình dự án, cơ quan chủ trì soạn thảo, các thành viên khác của cơ quan soạn thảo cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong quá trình chuẩn bị dự án về tiến độ chuẩn bị, thời hạn gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh; bảo đảm dự án trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải được chuẩn bị kỹ cả về nội dung và kỹ thuật văn bản.
- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo, cơ quan, tổ chức trình dự án trong quá trình soạn thảo, thẩm tra và nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua./.
Hội nghị trực tuyến về sản xuất, tiêu thụ lúa gạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long  (04/06/2009)
Hội nghị trực tuyến về sản xuất, tiên thụ lúa gạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long  (04/06/2009)
Thông báo kết quả Phiên họp xem xét báo cáo quốc gia của Việt Nam về việc đảm bảo quyền con người  (04/06/2009)
Việt Nam xếp thứ 37 trong danh sách các địa điểm bình yên nhất thế giới  (04/06/2009)
Quyết định nhân sự của Thủ tướng Chính phủ  (04/06/2009)
Thông cáo số 13 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (04/06/2009)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên