Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị.
Tại Hội nghị, Ngoại trưởng các nước ASEAN đã trao đổi về tình hình xây dựng Cộng đồng ASEAN, chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 31 và các Cấp cao liên quan tại Philippines đầu tháng 11-2017. Các Ngoại trưởng khẳng định tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung về xây dựng Cộng đồng đã được thống nhất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Philippines tháng 8-2017; nhấn mạnh cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện các cam kết trên ba trụ cột của Cộng đồng và tăng cường hơn nữa sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực.
Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, các Ngoại trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến phức tạp trên Bán đảo Triều Tiên; tái khẳng định lập trường chung của ASEAN, lên án và kêu gọi Triều Tiên ngừng ngay các vụ thử vũ khí hạt nhân, tuân thủ triệt để các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và quay trở lại bàn đàm phán, tìm giải pháp lâu dài, toàn diện cho vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
Các Ngoại trưởng đã nghe Myanmar thông báo về tình hình bang Rakhine và các biện pháp của Chính phủ nước này nhằm khôi phục trật tự và luật pháp tại đây. Các Ngoại trưởng ASEAN bày tỏ quan ngại về bạo lực leo thang tại Rakhine, gây tổn thất về nhân mạng và vật chất cho Myanmar; bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng thông qua tiến trình hợp tác giữa Trung tâm AHA và Chính phủ Myanmar.
Các Ngoại trưởng cũng khẳng định lại lập trường chung của ASEAN về tình hình Biển Đông tại Hội nghị AMM 50 vừa qua, ghi nhận các kết quả cuộc họp Nhóm Công tác chung ASEAN - Trung Quốc lần thứ 22 về DOC (Manila, 29 và 30-8-2017) và nhất trí kiến nghị Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc tháng 11 tới ra tuyên bố chính thức khởi động đàm phán COC.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh ASEAN cần tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm trong các vấn đề khu vực và quốc tế, nhất là đối với các vấn đề về hòa bình, ổn định và phát triển; nêu bật tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông đối với hòa bình, ổn định của khu vực; đề nghị các bên cần duy trì các nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý; ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục nỗ lực thực hiện đầy đủ DOC và xây dựng COC thực chất, ràng buộc pháp lý.
Cùng ngày, các Ngoại trưởng ASEAN đã họp với Tổng Thư ký iên hợp quốc và Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 72. Hai bên đã kiểm điểm về kết quả hợp tác thời quan qua, đề ra một số định hướng cho các hoạt động hợp tác tiếp theo. Cuộc họp nhất trí cần tăng cường hơn nữa hợp tác ASEAN - Liên hợp quốc trên các lĩnh vực mang tính liên ngành, nhất là các nội dung liên quan tới hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững; nhất trí cho rằng chủ nghĩa đa phương có ý nghĩa quyết định trong giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực; nêu bật tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Ngày 23-9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nepal và các Ngoại trưởng Venezuela, Bờ Biển Ngà để trao đổi về các biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương và tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc./.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Phát triển hoạt động phối hợp ở biên giới giúp Việt Nam - Trung Quốc đoàn kết hơn, người dân hạnh phúc, ấm no hơn  (24/09/2017)
Xây dựng biên giới Việt - Trung hoà bình, ổn định, hợp tác, hữu nghị  (24/09/2017)
Hoạt động xúc tiến, phát triển du lịch ở Yên Bái, Hà Nội  (24/09/2017)
Ẩm thực Việt - Sứ giả văn hóa tại đất nước Nga xa xôi  (24/09/2017)
Brexit “cứng” sẽ làm châu Âu mất hơn 1,2 triệu việc làm  (24/09/2017)
Triều Tiên tổ chức tuần hành lớn chống Mỹ tại Bình Nhưỡng  (24/09/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm