Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm việc tại các tỉnh Quảng Trị, Sóc Trăng
08:08, ngày 05-08-2017
TCCSĐT - Ngày 04-8-2017, tại các tỉnh Quảng Trị, Sóc Trăng, Đoàn công tác số 5, số 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương do các đồng chí Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh.
Tại tỉnh Quáng Trị, Ðoàn công tác số 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Ðảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị.
Làm việc với Ðoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành liên quan. Theo kế hoạch, từ ngày 14 đến ngày 18-8, Đoàn công tác sẽ kiểm tra, giám sát tại: Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thành ủy Đông Hà.
Theo báo cáo của Tỉnh ủy Quảng Trị, từ ngày 01-01-2011 đến ngày 31-3-2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức bảy cuộc kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng; một đoàn rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và chỉ đạo các cấp ủy thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng thực hiện công tác phòng chống tham nhũng nhằm phòng ngừa và xử lý nghiêm khi phát hiện sai phạm; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm liên quan đến kinh tế, tham nhũng đối với 2 tổ chức Đảng và 60 đảng viên, thi hành kỷ luật 1 tổ chức Đảng và 38 đảng viên.
Cũng trong thời gian này, Quảng Trị đã chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra các cấp giải quyết 129 vụ với 163 đối tượng về kinh tế, tham nhũng; trong đó, tiến hành điều tra 5 vụ án, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi 2 vụ việc. Về phát hiện, xử lí sai phạm kinh tế, trong kỳ toàn tỉnh tiến hành 345 cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi 39,76 tỷ đồng; kiến nghị và thu hồi 129 ha đất; xử lý kỷ luật 69 cá nhân. Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Trị đã thụ lý, xét xử 45 vụ án kinh tế với 58 bị cáo; 9 vụ với 9 bị cáo về tội “Tham ô tài sản” với tổng số tiền tham nhũng hơn 1,5 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao sự chuẩn bị nghiêm túc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị khi triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương; nội dung báo cáo tự kiểm tra của Tỉnh ủy đúng yêu cầu theo Ðề cương hướng dẫn của Trung ương. Ðồng chí nhấn mạnh, công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua có chuyển biến rõ nét, nhất là trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, với những mức án nghiêm khắc, được dư luận xã hội đồng tình, đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả của công tác phòng chống tham nhũng ở một số địa phương vẫn chưa rõ nét; công tác sinh hoạt chi bộ tại các địa phương chưa được nâng cao. Do đó, thông qua hoạt động chi bộ để làm tốt công tác giáo dục đảng viên, quản lý đảng viên, là giải pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng.
Tại Sóc Trăng, Đoàn công tác số 6 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương do đồng chí Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng.
Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã công bố Kế hoạch kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tại tỉnh Sóc Trăng. Nội dung kiểm tra tập trung vào kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại địa phương; công tác thi hành án, thu hồi tài sản và công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế… Thông qua công tác giám sát nhằm nắm tình hình, đánh giá vai trò của các cấp ủy Đảng và kết quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng; góp phần nhận diện và xử lý các biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa; trọng tâm là kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế, nhất là những vụ việc, vụ án nghiêm trọng dư luận xã hội quan tâm; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đề nghị các thành viên trong đoàn công tác làm việc nghiêm túc, trách nhiệm theo kế hoạch công tác và sinh hoạt gương mẫu; chủ động trong điều hành công tác, điều chỉnh linh hoạt để đạt được yêu cầu công việc, chất lượng hiệu quả, không máy móc; hạn chế tối đa phiền hà đến cơ quan, đơn vị nhà nước. Về phía tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Lê Minh Trí mong rằng trong phòng, chống tham nhũng, tỉnh tăng cường chức năng quản lý nhà nước, cải cách hành chính tốt để góp phần phòng, chống tham nhũng; tạo lòng tin của nhân dân và thu hút đầu tư.
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh: Công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Sóc Trăng quan tâm, chú trọng. Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá sớm sẽ giúp tỉnh Sóc Trăng có những bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới; là cơ hội để tỉnh xây dựng hình ảnh, thu hút đầu tư. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thể cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ, xác lập và chuẩn bị hồ sơ, số liệu, báo cáo chuyên ngành đầy đủ, chính xác; các thủ trưởng đơn vị nắm vững thông tin để giúp đợt kiểm tra hiệu quả, chất lượng.
Theo chương trình, Đoàn công tác sẽ thông báo kết luận việc kiểm tra, giám sát vào ngày 20-9-2017./.
Làm việc với Ðoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành liên quan. Theo kế hoạch, từ ngày 14 đến ngày 18-8, Đoàn công tác sẽ kiểm tra, giám sát tại: Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thành ủy Đông Hà.
Theo báo cáo của Tỉnh ủy Quảng Trị, từ ngày 01-01-2011 đến ngày 31-3-2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức bảy cuộc kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng; một đoàn rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và chỉ đạo các cấp ủy thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng thực hiện công tác phòng chống tham nhũng nhằm phòng ngừa và xử lý nghiêm khi phát hiện sai phạm; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm liên quan đến kinh tế, tham nhũng đối với 2 tổ chức Đảng và 60 đảng viên, thi hành kỷ luật 1 tổ chức Đảng và 38 đảng viên.
Cũng trong thời gian này, Quảng Trị đã chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra các cấp giải quyết 129 vụ với 163 đối tượng về kinh tế, tham nhũng; trong đó, tiến hành điều tra 5 vụ án, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi 2 vụ việc. Về phát hiện, xử lí sai phạm kinh tế, trong kỳ toàn tỉnh tiến hành 345 cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi 39,76 tỷ đồng; kiến nghị và thu hồi 129 ha đất; xử lý kỷ luật 69 cá nhân. Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Trị đã thụ lý, xét xử 45 vụ án kinh tế với 58 bị cáo; 9 vụ với 9 bị cáo về tội “Tham ô tài sản” với tổng số tiền tham nhũng hơn 1,5 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao sự chuẩn bị nghiêm túc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị khi triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương; nội dung báo cáo tự kiểm tra của Tỉnh ủy đúng yêu cầu theo Ðề cương hướng dẫn của Trung ương. Ðồng chí nhấn mạnh, công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua có chuyển biến rõ nét, nhất là trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, với những mức án nghiêm khắc, được dư luận xã hội đồng tình, đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả của công tác phòng chống tham nhũng ở một số địa phương vẫn chưa rõ nét; công tác sinh hoạt chi bộ tại các địa phương chưa được nâng cao. Do đó, thông qua hoạt động chi bộ để làm tốt công tác giáo dục đảng viên, quản lý đảng viên, là giải pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng.
Tại Sóc Trăng, Đoàn công tác số 6 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương do đồng chí Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng.
Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã công bố Kế hoạch kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tại tỉnh Sóc Trăng. Nội dung kiểm tra tập trung vào kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại địa phương; công tác thi hành án, thu hồi tài sản và công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế… Thông qua công tác giám sát nhằm nắm tình hình, đánh giá vai trò của các cấp ủy Đảng và kết quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng; góp phần nhận diện và xử lý các biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa; trọng tâm là kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế, nhất là những vụ việc, vụ án nghiêm trọng dư luận xã hội quan tâm; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đề nghị các thành viên trong đoàn công tác làm việc nghiêm túc, trách nhiệm theo kế hoạch công tác và sinh hoạt gương mẫu; chủ động trong điều hành công tác, điều chỉnh linh hoạt để đạt được yêu cầu công việc, chất lượng hiệu quả, không máy móc; hạn chế tối đa phiền hà đến cơ quan, đơn vị nhà nước. Về phía tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Lê Minh Trí mong rằng trong phòng, chống tham nhũng, tỉnh tăng cường chức năng quản lý nhà nước, cải cách hành chính tốt để góp phần phòng, chống tham nhũng; tạo lòng tin của nhân dân và thu hút đầu tư.
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh: Công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Sóc Trăng quan tâm, chú trọng. Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá sớm sẽ giúp tỉnh Sóc Trăng có những bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới; là cơ hội để tỉnh xây dựng hình ảnh, thu hút đầu tư. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thể cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ, xác lập và chuẩn bị hồ sơ, số liệu, báo cáo chuyên ngành đầy đủ, chính xác; các thủ trưởng đơn vị nắm vững thông tin để giúp đợt kiểm tra hiệu quả, chất lượng.
Theo chương trình, Đoàn công tác sẽ thông báo kết luận việc kiểm tra, giám sát vào ngày 20-9-2017./.
Thủ tướng lắng nghe tâm tư của đội ngũ sáng tác, biểu diễn văn nghệ  (04/08/2017)
Tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả mưa lũ  (04/08/2017)
Việt Nam-Lào tăng cường hợp tác về lao động, phúc lợi xã hội  (04/08/2017)
Bế mạc Hội thảo lý luận lần thứ 5 giữa Việt Nam và Lào  (04/08/2017)
Kỷ niệm 87 năm Ngày Tạp chí Cộng sản ra số đầu  (04/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên