Tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả mưa lũ
21:28, ngày 04-08-2017
TCCSĐT - Tiếp tục ứng phó với mưa lũ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề nghị các đơn vị liên quan, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện tập trung tìm kiếm người mất tích; cứu chữa người bị thương, tổ chức thăm hỏi động viên những gia đình có người tử vong, giúp dân sửa chữa lại nhà cửa, hỗ trợ các nhu yếu phẩm thiết yếu, phục hồi sản xuất.
Các địa phương được yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ, tiếp tục triển khai quyết liệt công tác truyền thông, cảnh báo mưa lũ; rà soát các khu vực ven sông, khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ quét; kiên quyết di dời các hộ dân đến nơi an toàn; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, đường ngập nước, đò ngang để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Các cơ quan chức năng huy động lực lượng để đảm bảo giao thông, nhất là tại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện và các khu vực bị cô lập, chia cắt; kiểm tra các hồ chứa nước, nhất là các hồ xung yếu, các hồ đã đầy nước hoặc gần đầy nước, các hồ chứa nước nhỏ do địa phương quản lý, xử lý kịp thời các sự cố, chủ động tiêu nước thoát lũ để đảm bảo an toàn các hồ chứa; tiếp tục rà soát, thống kê đánh giá thiệt hại.
Phát huy sự cảnh giác trong ứng phó với thiên tai, sự cố
Ngày 04-8-2017, tại Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2016, những tháng đầu năm 2017 và triển khai công tác trong thời gian tới được tổ chức ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ghi nhận và biểu những nỗ lực của lực lượng tìm kiếm cứu nạn, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt, trong việc hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản cho Nhân dân và Nhà nước. Công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn đã được các lực lượng triển khai kịp thời, có hiệu quả theo phương châm "4 tại chỗ". Phó Thủ tướng cũng ghi nhận và biểu dương nỗ lực của các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đang rất nỗ lực, chạy đua với thời gian để tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống sau trận lũ quét lịch sử sáng 3-8 vừa qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và kết quả nổi bật, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, công tác tìm kiếm cứu nạn trên cả nước vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục. Theo Phó Thủ tướng, vẫn còn tình trạng chủ quan trong việc ứng phó với thiên tai, sự cố. Nhiều lúc, nhiều nơi còn bị động khi gặp tình huống khẩn cấp; việc rà soát, đánh giá các khu vực có nguy cơ cao về sạt lở, di dời người dân... còn chủ quan. Người dân cũng chủ quan, do đó khi tình huống xảy ra, gặp rất nhiều khó khăn trong khắc phục.
Công tác tuyên truyền về ứng phó thiên tai, sự cố tuy đã được quan tâm, chú trọng hơn trong thời gian qua, song nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa thật đầy đủ, vẫn còn tư tưởng chủ quan, đơn giản, nhất là trong việc sơ tán khi có bão lũ. Phó Thủ tướng cho rằng, việc chủ quan, lơi là của người dân chính là từ sự chủ quan của cán bộ, chính quyền các cơ quan chức năng. Người dân nắm chưa vững, còn chủ quan, chính là trách nhiệm của cán bộ, các tổ chức, các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền về ứng phó thiên tai, sự cố. Theo Phó Thủ tướng, việc cảnh báo chỉ cần sớm được vài phút cũng sẽ góp phần quan trọng giảm thiệt hại, tạo thuận lợi hơn cho công tác tìm kiếm, cứu nạn.
Một hạn chế nữa trong công tác tìm kiếm cứu nạn thời gian qua là việc duy trì chế độ ứng trực, theo dõi nắm tình hình vụ việc và thực hiện chế độ báo cáo theo phân cấp của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp cơ sở có vụ việc chưa kịp thời; công tác phối hợp hiệp đồng với cấp ủy chính quyền địa phương còn thiếu chặt chẽ, điển hình như việc xả lũ sai quy trình, không thông báo sớm với người dân như vừa qua. Cùng với đó, vẫn còn tình trạng cung cấp và báo cáo thông tin cứu nạn chậm, chưa chính xác; tình trạng báo nạn giả còn nhiều, gây khó khăn, tốn kém trong tìm kiếm cứu nạn. Theo thống kê, trong năm 2016 có 499 vụ báo nạn, trong đó có 119 vụ báo nạn giả. Trang bị phương tiện cứu hộ, cứu nạn còn thiếu, nhất là các trang bị chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn biển xa và ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn sự cố công trình ngầm, thiết bị chữa cháy...
Phó Thủ tướng cũng lưu ý ngành giao thông trong việc kiểm soát phương tiện giao thông còn hạn chế, xử lý các vi phạm chưa nghiêm. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Sẵn sàng ứng phó để tìm kiếm cứu nạn hiệu quả
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, do tác động của biến đổi khí hậu năm 2017 và những năm tiếp theo tình hình thời tiết, khí hậu tiếp tục diễn biến rất phức tạp, cực đoan và khó lường. Cùng với đó, trong quá trình phát triển sản xuất, việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng, mở rộng sản xuất công nghiệp sẽ luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, sự cố khó lường có thể xảy ra cả trên đất liền và trên biển. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các cấp chính quyền và người dân “phải luôn tuyệt đối không được chủ quan, luôn nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên từng địa bàn, từ đó chủ động kịp thời với mọi tình huống. Khi xảy ra sự cố, thiên tai cần phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, báo cáo kịp thời tham mưu đề xuất triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả các tình huống”.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Ủy ban Quốc gia về ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trên từng địa bàn; đặc biệt các khu vực có nguy cơ cao về sự cố, thiên tai; kế hoạch, phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão; mưa lũ đặc biệt lớn, sạt lở đất trên diện rộng, động đất, sóng thần,... sát tình hình thực tế của địa phương. “Phải có cơ chế gắn trách nhiệm các bộ, ngành, các địa phương với kết quả ứng phó với thiên tai, sự cố, tìm kiếm cứu nạn. Nơi nào xảy ra sự cố mà công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn hiệu quả kém thì lãnh đạo phải chịu trách nhiệm”, Phó Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, phải tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức hấp dẫn, sáng tạo, trong đó đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, chống mọi biểu hiện chủ quan trong nhận thức, đơn giản trong xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện; tăng cường kiểm tra các bộ, ngành, địa phương về phương án, kế hoạch ứng phó, công tác quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo thuộc lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Một yêu cầu nữa cũng được Phó Thủ tướng đặt ra với lực lượng tìm kiếm cứu nạn là tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương với các nước trong khu vực và quốc tế để trao đổi dữ liệu khí tượng, thủy văn, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo bão, lũ; học tập kinh nghiệm về huấn luyện, đào tạo, quản lý, phòng ngừa sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tiếp tục thực hiện kế hoạch xúc tiến, trao đổi, hợp tác công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, tiến hành đàm phán vùng tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực theo kế hoạch thực hiện Công ước SAR79 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hỗ trợ nhân dân huyện Mù Cang Chải, Yên Bái khắc phục hậu quả mưa lũ
Cuối tháng 7, đầu tháng 8, tình hình mưa lũ ở các tỉnh miền núi phía Bắc diễn biến phức tạp, gây ra thiệt hại nặng nề về con người và tài sản. Trước tình hình đó, ngày 04-8-2017, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quyết định trích từ Quỹ cứu trợ Trung ương số tiền 600 triệu đồng chuyển cho Ban Cứu trợ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hai tỉnh Yên Bái và Sơn La (mỗi tỉnh 300 triệu đồng) để hỗ trợ các gia đình có người chết, mất tích, bị thương nặng, bị sập nhà hoàn toàn, nhà trôi, đổ khắc phục hậu quả mưa lũ.
Gia đình có người chết, mất tích được hỗ trợ 5 triệu đồng/người; gia đình có người bị thương nặng được hỗ trợ 3 triệu đồng/người. Ban Thường trực Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Cứu trợ các tỉnh Yên Bái, Sơn La chịu trách nhiệm tổ chức cứu trợ kịp thời đến các gia đình bị thiệt hại; kết thúc việc cứu trợ, báo cáo về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nhằm hỗ trợ kịp thời nhân dân huyện Mù Cang Chải khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, ngày 04-8-2017, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân các nhà hảo tâm, các tổ chức trong và ngoài tỉnh cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh ủng hộ nhân dân huyện Mù Cang Chải bị thiệt hại do mưa lũ. Với tinh thần "Tương thân, tương ái”, "Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm, các tổ chức trong và ngoài tỉnh trích một phần lợi nhuận, thu nhập của đơn vị mình; mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh ủng hộ tối thiểu 01 ngày lương; mỗi hộ gia đình ở thành thị, đường phố ủng hộ từ 20.000 đồng trở lên; mỗi hộ ở nông thôn ủng hộ ít nhất 10.000 đồng để giúp đỡ những người bị nạn và gia đình bị thiệt hại tại huyện Mù Cang Chải.
Ngay sau lễ phát động, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã ủng hộ đồng bào Mù Cang Chải 30 triệu đồng; Ban Chỉ đạo Tây Bắc ủng hộ 200 triệu đồng; Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái, Ban Đại diện Hội người cao tuổi, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Yên Bái cũng đã tổ chức quên góp được gần 30 triệu đồng ủng hộ nhân dân huyện Mù Cang Chải./.
Các cơ quan chức năng huy động lực lượng để đảm bảo giao thông, nhất là tại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện và các khu vực bị cô lập, chia cắt; kiểm tra các hồ chứa nước, nhất là các hồ xung yếu, các hồ đã đầy nước hoặc gần đầy nước, các hồ chứa nước nhỏ do địa phương quản lý, xử lý kịp thời các sự cố, chủ động tiêu nước thoát lũ để đảm bảo an toàn các hồ chứa; tiếp tục rà soát, thống kê đánh giá thiệt hại.
Phát huy sự cảnh giác trong ứng phó với thiên tai, sự cố
Ngày 04-8-2017, tại Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2016, những tháng đầu năm 2017 và triển khai công tác trong thời gian tới được tổ chức ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ghi nhận và biểu những nỗ lực của lực lượng tìm kiếm cứu nạn, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt, trong việc hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản cho Nhân dân và Nhà nước. Công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn đã được các lực lượng triển khai kịp thời, có hiệu quả theo phương châm "4 tại chỗ". Phó Thủ tướng cũng ghi nhận và biểu dương nỗ lực của các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đang rất nỗ lực, chạy đua với thời gian để tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống sau trận lũ quét lịch sử sáng 3-8 vừa qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và kết quả nổi bật, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, công tác tìm kiếm cứu nạn trên cả nước vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục. Theo Phó Thủ tướng, vẫn còn tình trạng chủ quan trong việc ứng phó với thiên tai, sự cố. Nhiều lúc, nhiều nơi còn bị động khi gặp tình huống khẩn cấp; việc rà soát, đánh giá các khu vực có nguy cơ cao về sạt lở, di dời người dân... còn chủ quan. Người dân cũng chủ quan, do đó khi tình huống xảy ra, gặp rất nhiều khó khăn trong khắc phục.
Công tác tuyên truyền về ứng phó thiên tai, sự cố tuy đã được quan tâm, chú trọng hơn trong thời gian qua, song nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa thật đầy đủ, vẫn còn tư tưởng chủ quan, đơn giản, nhất là trong việc sơ tán khi có bão lũ. Phó Thủ tướng cho rằng, việc chủ quan, lơi là của người dân chính là từ sự chủ quan của cán bộ, chính quyền các cơ quan chức năng. Người dân nắm chưa vững, còn chủ quan, chính là trách nhiệm của cán bộ, các tổ chức, các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền về ứng phó thiên tai, sự cố. Theo Phó Thủ tướng, việc cảnh báo chỉ cần sớm được vài phút cũng sẽ góp phần quan trọng giảm thiệt hại, tạo thuận lợi hơn cho công tác tìm kiếm, cứu nạn.
Một hạn chế nữa trong công tác tìm kiếm cứu nạn thời gian qua là việc duy trì chế độ ứng trực, theo dõi nắm tình hình vụ việc và thực hiện chế độ báo cáo theo phân cấp của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp cơ sở có vụ việc chưa kịp thời; công tác phối hợp hiệp đồng với cấp ủy chính quyền địa phương còn thiếu chặt chẽ, điển hình như việc xả lũ sai quy trình, không thông báo sớm với người dân như vừa qua. Cùng với đó, vẫn còn tình trạng cung cấp và báo cáo thông tin cứu nạn chậm, chưa chính xác; tình trạng báo nạn giả còn nhiều, gây khó khăn, tốn kém trong tìm kiếm cứu nạn. Theo thống kê, trong năm 2016 có 499 vụ báo nạn, trong đó có 119 vụ báo nạn giả. Trang bị phương tiện cứu hộ, cứu nạn còn thiếu, nhất là các trang bị chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn biển xa và ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn sự cố công trình ngầm, thiết bị chữa cháy...
Phó Thủ tướng cũng lưu ý ngành giao thông trong việc kiểm soát phương tiện giao thông còn hạn chế, xử lý các vi phạm chưa nghiêm. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Sẵn sàng ứng phó để tìm kiếm cứu nạn hiệu quả
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, do tác động của biến đổi khí hậu năm 2017 và những năm tiếp theo tình hình thời tiết, khí hậu tiếp tục diễn biến rất phức tạp, cực đoan và khó lường. Cùng với đó, trong quá trình phát triển sản xuất, việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng, mở rộng sản xuất công nghiệp sẽ luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, sự cố khó lường có thể xảy ra cả trên đất liền và trên biển. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các cấp chính quyền và người dân “phải luôn tuyệt đối không được chủ quan, luôn nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên từng địa bàn, từ đó chủ động kịp thời với mọi tình huống. Khi xảy ra sự cố, thiên tai cần phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, báo cáo kịp thời tham mưu đề xuất triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả các tình huống”.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Ủy ban Quốc gia về ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trên từng địa bàn; đặc biệt các khu vực có nguy cơ cao về sự cố, thiên tai; kế hoạch, phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão; mưa lũ đặc biệt lớn, sạt lở đất trên diện rộng, động đất, sóng thần,... sát tình hình thực tế của địa phương. “Phải có cơ chế gắn trách nhiệm các bộ, ngành, các địa phương với kết quả ứng phó với thiên tai, sự cố, tìm kiếm cứu nạn. Nơi nào xảy ra sự cố mà công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn hiệu quả kém thì lãnh đạo phải chịu trách nhiệm”, Phó Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, phải tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức hấp dẫn, sáng tạo, trong đó đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, chống mọi biểu hiện chủ quan trong nhận thức, đơn giản trong xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện; tăng cường kiểm tra các bộ, ngành, địa phương về phương án, kế hoạch ứng phó, công tác quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo thuộc lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Một yêu cầu nữa cũng được Phó Thủ tướng đặt ra với lực lượng tìm kiếm cứu nạn là tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương với các nước trong khu vực và quốc tế để trao đổi dữ liệu khí tượng, thủy văn, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo bão, lũ; học tập kinh nghiệm về huấn luyện, đào tạo, quản lý, phòng ngừa sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tiếp tục thực hiện kế hoạch xúc tiến, trao đổi, hợp tác công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, tiến hành đàm phán vùng tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực theo kế hoạch thực hiện Công ước SAR79 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hỗ trợ nhân dân huyện Mù Cang Chải, Yên Bái khắc phục hậu quả mưa lũ
Cuối tháng 7, đầu tháng 8, tình hình mưa lũ ở các tỉnh miền núi phía Bắc diễn biến phức tạp, gây ra thiệt hại nặng nề về con người và tài sản. Trước tình hình đó, ngày 04-8-2017, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quyết định trích từ Quỹ cứu trợ Trung ương số tiền 600 triệu đồng chuyển cho Ban Cứu trợ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hai tỉnh Yên Bái và Sơn La (mỗi tỉnh 300 triệu đồng) để hỗ trợ các gia đình có người chết, mất tích, bị thương nặng, bị sập nhà hoàn toàn, nhà trôi, đổ khắc phục hậu quả mưa lũ.
Gia đình có người chết, mất tích được hỗ trợ 5 triệu đồng/người; gia đình có người bị thương nặng được hỗ trợ 3 triệu đồng/người. Ban Thường trực Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Cứu trợ các tỉnh Yên Bái, Sơn La chịu trách nhiệm tổ chức cứu trợ kịp thời đến các gia đình bị thiệt hại; kết thúc việc cứu trợ, báo cáo về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nhằm hỗ trợ kịp thời nhân dân huyện Mù Cang Chải khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, ngày 04-8-2017, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân các nhà hảo tâm, các tổ chức trong và ngoài tỉnh cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh ủng hộ nhân dân huyện Mù Cang Chải bị thiệt hại do mưa lũ. Với tinh thần "Tương thân, tương ái”, "Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm, các tổ chức trong và ngoài tỉnh trích một phần lợi nhuận, thu nhập của đơn vị mình; mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh ủng hộ tối thiểu 01 ngày lương; mỗi hộ gia đình ở thành thị, đường phố ủng hộ từ 20.000 đồng trở lên; mỗi hộ ở nông thôn ủng hộ ít nhất 10.000 đồng để giúp đỡ những người bị nạn và gia đình bị thiệt hại tại huyện Mù Cang Chải.
Ngay sau lễ phát động, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã ủng hộ đồng bào Mù Cang Chải 30 triệu đồng; Ban Chỉ đạo Tây Bắc ủng hộ 200 triệu đồng; Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái, Ban Đại diện Hội người cao tuổi, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Yên Bái cũng đã tổ chức quên góp được gần 30 triệu đồng ủng hộ nhân dân huyện Mù Cang Chải./.
Việt Nam-Lào tăng cường hợp tác về lao động, phúc lợi xã hội  (04/08/2017)
Bế mạc Hội thảo lý luận lần thứ 5 giữa Việt Nam và Lào  (04/08/2017)
Kỷ niệm 87 năm Ngày Tạp chí Cộng sản ra số đầu  (04/08/2017)
Tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công - Giải pháp quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2017  (04/08/2017)
Chủ động sơ tán người dân đến nơi an toàn  (04/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên