Thảo luận công tác tổ chức Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Chiều 11-4, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng chủ trì cuộc họp thảo luận các nội dung về công tác tổ chức Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á - Thái Bình Dương về “Ứng phó với biến đổi khí hậu - Hành động của các Nhà lập pháp nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững” tại Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13-5-2017.
Các cơ quan Quốc hội, đại diện bộ, ban, ngành Trung ương dự và thảo luận nhiều nội dung tại cuộc họp.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, Hội nghị chuyên đề “Ứng phó với biến đổi khí hậu - Hành động của các Nhà lập pháp nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững” do IPU và Quốc hội Việt Nam phối hợp tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng với Việt Nam, một trong những nước chịu ảnh hưởng năng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Hội nghị là diễn đàn để các nghị viện, nghị sỹ trong khu vực, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác trong quá trình thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu; thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong các hoạt động của IPU, nhất là trong bối cảnh Quốc hội Việt Nam vừa được bầu làm thành viên Ban Chấp hành IPU (2016 - 2019); góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế cũng như nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và toàn dân về biến đổi khí hậu cùng nguy cơ tác động của nó đối với mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội. Các đại biểu dự cuộc họp đều nhất trí cho rằng, công tác tổ chức Hội nghị cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ khâu lễ tân, đón đoàn, chuẩn bị nội dung, công tác tuyên truyền… Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cam kết hoàn thành tốt nhiệm vụ chuẩn bị nội dung với nhiều chủ đề cho Hội nghị. Bên cạnh đó, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định sẽ cung cấp thông tin dữ liệu theo từng chủ đề Hội nghị cho các diễn giả nếu cần thiết. Đại diện Bộ Ngoại giao cũng cho rằng, công tác lễ tân của Hội nghị cần được chuẩn bị chu đáo, thể hiện rõ tầm quan trọng của sự kiện đối với Việt Nam. Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á - Thái Bình Dương về “Ứng phó với biến đổi khí hậu - Hành động của các Nhà lập pháp nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững” cũng sẽ giới thiệu tổng quan về các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và các tiêu chuẩn đánh giá tiến bộ của khu vực trong việc thực hiện các mục tiêu này, nhằm thúc đẩy nghị viện các nước trong khu vực cam kết và hành động mạnh mẽ hơn trong việc tăng cường bình đẳng giới, bảo vệ sức khỏe, bảo đảm an sinh, phúc lợi cho tất cả mọi người. Đây được coi là những nhân tố quan trọng quyết định tới sự phát triển con người, ảnh hưởng tới các chính sách phát triển bền vững mà IPU đang rất chú trọng trong bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững./.
Tính đúng, tính đủ tài sản hữu hình, vô hình vào giá trị doanh nghiệp  (11/04/2017)
Lễ hội Đền Đô - Âm vang hào khí Thăng Long  (11/04/2017)
Trung tâm dữ liệu của Tập đoàn VNPT đạt chuẩn Uptime Tier III  (11/04/2017)
Việt Nam - Lào tăng cường tình hữu nghị, hợp tác giữa các địa phương  (11/04/2017)
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa Romania - Việt Nam  (11/04/2017)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam